Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ được phép công bố nội dung phát ngôn gì với báo chí? Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ có các nhiệm vụ như thế nào?
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ được phép công bố nội dung phát ngôn gì với báo chí?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/2003/QĐ-TTg, có quy định về nội dung phát ngôn với báo chí của người phát ngôn bao gồm những thông tin được cho phép công bố như sau:
Nội dung phát ngôn với báo chí của Người phát ngôn bao gồm những thông tin được phép công bố về:
1. Hoạt động và quyết định của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ.
2. Chương trình công tác và chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.
3. Các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...
4. Nội dung các phiên họp của Chính phủ.
5. Kiểm điểm của Chính phủ về sự chỉ đạo, điều hành và việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.
6. Quan điểm và ý kiến giải quyết của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các sự kiện trong nước và quốc tế, đối với các vấn đề quan trọng, đột xuất được dư luận báo chí và xã hội quan tâm.
7. Hoạt động khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng cần công bố với báo chí, do Thủ tướng quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ được phép công bố nội dung phát ngôn với báo chí những nội dung sau:
- Hoạt động và quyết định của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ;
- Chương trình công tác và chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội;
- Các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại;
- Nội dung các phiên họp của Chính phủ;
- Kiểm điểm của Chính phủ về sự chỉ đạo, điều hành và việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ;
- Quan điểm và ý kiến giải quyết của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các sự kiện trong nước và quốc tế, đối với các vấn đề quan trọng, đột xuất được dư luận báo chí và xã hội quan tâm;
- Hoạt động khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng cần công bố với báo chí, do Thủ tướng quyết định.
Người phát ngôn (Hình từ Internet)
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/2003/QĐ-TTg, có quy định về người phát ngôn có các nhiệm vụ sau đây:
Người phát ngôn có các nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn với báo chí theo các nội dung quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Tổ chức họp báo để thông tin cho báo chí về các nội dung quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét việc trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài về tình hình Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ có các nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn với báo chí theo các nội dung quy định;
- Tổ chức họp báo để thông tin cho báo chí về các nội dung quy định;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét việc trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài về tình hình Việt Nam.
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/2003/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Người phát ngôn được quyền từ chối trả lời những vấn đề về hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không thuộc thẩm quyền phát ngôn; được quyền cải chính những thông tin không đúng sự thật liên quan đến quan điểm và hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Như vậy, theo quy định trên thì Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ có quyền từ chối trả lời những vấn đề về hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không thuộc thẩm quyền phát ngôn; được quyền cải chính những thông tin không đúng sự thật liên quan đến quan điểm và hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ chịu sự quản lý của ai?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/2003/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Người phát ngôn chịu sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ chịu sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?