Người nuôi có thể nhận biết tôm sú mắc bệnh còi ở tôm dựa theo những triệu chứng lâm sàng nào? Bệnh còi ở tôm là bệnh truyền nhiễm do nhiễm phải chủng vi rút nào?
Bệnh còi ở tôm là bệnh truyền nhiễm do nhiễm phải chủng vi rút nào?
Theo Mục 2 TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm định nghĩa về bệnh còi ở tôm như sau:
"2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Bệnh còi do vi rút trên tôm (monodon type baculovirus disease)
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi rút thuộc giống Baculovirus. Vi rút có dạng hình que, có axit nuleic là ADN mạch đôi, thuộc nhóm có thể ẩn."
CHÚ THÍCH: Hiện nay đã có hai chủng vi rút được nghiên cứu và mô tả: MBV từ tôm Penaeus monodon vùng Thái Bình Dương,có cấu trúc chính (nucleocapsid): (42 nm ± 3 nm) x (246 nm ± 15 nm) và vi thể vi rút (virion) có kích thước (75 nm ± 4 nm) x (324 nm ± 33 nm). Một chủng khác được phân lập trên tôm Penaeus plebejus, P. monodon, P. merguiensis ở Úc cũng có cấu trúc tương tự MBV ở Ấn Độ, Thái Bình Dương có cấu trúc chính (nuleocapsid): (45 nm đến 52 nm) x (260 nm đến 300 nm) và vi thể vi rút (virion) có kích thước 60 nm x 420 nm.
Như vậy, bệnh còi ở tôm là do vi rút trên tôm (monodon type baculovirus disease) gây nên.
Hiện nay đã có hai chủng vi rút được nghiên cứu và mô tả:
- MBV từ tôm Penaeus monodon vùng Thái Bình Dương,
- Vi thể vi rút (virion).
Ngoài ra, có một chủng khác được phân lập trên tôm Penaeus plebejus, P. monodon, P. merguiensis ở Úc cũng có cấu trúc tương tự MBV ở Ấn Độ, Thái Bình Dương.
Người nuôi có thể nhận biết tôm sú mắc bệnh còi ở tôm dựa theo những triệu chứng lâm sàng nào? (Hình từ Internet)
Người nuôi có thể nhận biết tôm sú mắc bệnh còi ở tôm dựa theo những triệu chứng lâm sàng nào?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
3.1 Chẩn đoán lâm sàng
3.1.1 Dịch tễ học
Đặc điểm phân bố: MBV đã trở thành bệnh dịch động vật thủy sản trên các loài tôm thuộc họPeenaeidae.
Bệnh lây lan thông qua các cá thể bị nhiễm bệnh trong ao, bể do tôm ăn thức ăn có chứa mầm bệnh, do dụng cụ đựng thức ăn bị nhiễm hoặc qua vật chủ trung gian như copepoda, tôm, cua, ghẹ... hoặc các loài chim mang mầm bệnh MBV vào vùng nuôi.
Giai đoạn cảm nhiễm: tất cả các giai đoạn ngoại trừ trứng và ấu trùng Naupli, tỉ lệ cảm nhiễm từ 1 % trên tôm tự nhiên, có thể lên đến 100 % trong các trại sản xuất giống.
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn ấu trùng biến thái (zoea, mysis) và giai đoạn đầu của tôm giống (postlarvae) bị cảm nhiễmMBV nặng có thể quan sát thấy ruột giữa có màu sắc nhợt nhạt, do sự xuất hiện của các thể ẩn và các mảnh vụn tế bào trong phân.
Tôm giống nhiễm nặng thường yếu, bơi lội lờ đờ, cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đoạn không đều, tỉ lệ chết tích luỹ có thể lên đến 90 % nếu môi trường không ổn định.
Tôm thương phẩm thường phân đàn, có thể sau 3 tháng đến 4 tháng nuôi vẫn có kích thước rất nhỏ gọi là “tôm kim”.
Cơ quan kí sinh: tế bào biểu bì của cơ quan gan tụy và ruột giữa."
Tôm sú nên mắc bệnh còi ở tôm sẽ có triệu chứng lâm sàng như ruột giữa có màu sắc nhợt nhạt, do sự xuất hiện của các thể ẩn và các mảnh vụn tế bào trong phân, đây là dâu hiệu khi bệnh ở giai đoạn ấu trùng biến thái (zoea, mysis) và giai đoạn đầu của tôm giống bị cảm nhiễmMBV nặng.
Tôm giống nhiễm nặng thường yếu, bơi lội lờ đờ, cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đoạn không đều.Tôm thương phẩm thường phân đàn, có thể sau 3 tháng đến 4 tháng nuôi vẫn có kích thước rất nhỏ gọi là “tôm kim”.
Có thể áp dụng phương pháp RT PCR để tiến hành chẩn đoán bệnh còi ở tôm khi tôm sú nuôi có dấu hiệu mắc bệnh hay không?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm quy định về phương pháp chẩn đoán bệnh ở tôm như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.2.1 Phương pháp PCR
3.2.1.1 Nguyên tắc
Phương pháp PCR dựa trên hoạt động của ADN polymerase tổng hợp nên mạch mới từ mạch khuôn, có sự tham ra của mồi, bốn loại gồm adenin (dATP), thymin (dTTP), guanin (dGTP), cytocin (dCTP), dùng để khuếch đại đoạn ADN đích thông qua các chu kì luân nhiệt. Để thực hiện phản ứng khuếch đại ADN đích gồm 3 quá trình: biến tính, bắt cặp và kéo dài mạch, tổng hợp mạch ADN mới.
Phương pháp PCR tổ (nested PCR): là PCR có hai giai đoạn, giai đoạn đầu dùng cặp mồi ngoài (gọi là PCR vòng ngoài) để khuếch đại một đoạn ADN đích. Sau đó dùng sản phẩm PCR vòng ngoài này làm
khuôn cho vào ống PCR có cặp mồi trong (gọi là PCR vòng trong) để khuếch đại đoạn ADN trong đoạn ADN đích.
Như vậy, theo quy định trên thì người nuôi có thể áp dụng phương pháp RT PCR để tiến hành chẩn đoán xem tôm sú có mắc bệnh còi ở tôm hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?