Người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
- Hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
- Người tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?
Hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Căn cứ theo điểm a khoản 3, điểm đ khoản 7 và điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
"3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này."
Theo đó, người nước ngoài qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người có hành vi tổ chức, môi giới cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trục xuất người nước ngoài khi có hành vi vi phạm nêu trên.
Nhập cảnh trái phép (Hình từ Internet)
Người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Theo quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:
"Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” tại Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:
"2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)
Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng."
Việc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm l khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?
Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
"Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Việc xác định yếu tố “vụ lợi” quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên được hướng dẫn bởi Mục 2.8 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:
“Yếu tố “vụ lợi” quy định tại khoản 1 Điều 348 BLHS là động cơ người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Qua thực tiễn thấy, động cơ của người phạm tội chủ yếu vì lợi ích vật chất; trường hợp người phạm tội vì lợi ích phi vật chất thì cần phải chứng minh rõ lợi ích phi vật chất đó để bảo đảm việc buộc tội có căn cứ.”
Như vậy, hành vi tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh vì vụ lợi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?