Người nước ngoài bị buộc xuất cảnh trong trường hợp nào? Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh?
Buộc xuất cảnh là gì?
Buộc xuất cảnh được giải thích tại Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
2. Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu).
3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
4. Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
5. Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba.
6. Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
7. Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
8. Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
9. Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
10. Cửa khẩu là nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
11. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
...
Theo đó, buộc xuất cảnh được hiểu là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Trong đó, người nước ngoài được hiểu là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Người nước ngoài bị buộc xuất cảnh trong trường hợp nào? Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh? (hình từ internet)
Người nước ngoài bị buộc xuất cảnh trong trường hợp nào? Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh?
Tại Điều 30 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về việc buộc xuất cảnh như sau:
Buộc xuất cảnh
1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:
a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo quy định này, người nước ngoài buộc xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cũng theo quy định này, thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh được quy định như sau:
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp người nước ngoài hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người nước ngoài bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực có được nhập cảnh vào Việt Nam không?
Các trường hợp chưa cho nhập cảnh được nêu tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo quy định này, trường hợp người nước ngoài bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực thì chưa được nhập cảnh vào Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?