Người nộp thuế là cá nhân được xóa nợ tiền thuế trong những trường hợp nào theo quy định hiện hành?
Người nộp thuế là cá nhân được xóa nợ tiền thuế trong những trường hợp nào theo quy định hiện hành?
Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
...
2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
...
Theo đó, cá nhân được xóa nợ tiền thuế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Cá nhân đã chết mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế;
(2) Cá nhân bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế;
(3) Cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế.
Người nộp thuế là cá nhân được xóa nợ tiền thuế trong những trường hợp nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế cho người nộp thuế là cá nhân gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế được quy định tại Điều 86 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
...
2. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
b) Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
c) Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
...
Đồng thời tại Điều 16 Thông tư 06/2021/TT-BTC quy định như sau:
Hướng dẫn khoản 3 Điều 86 Luật Quản lý thuế quy định về hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:
1. Công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
a) Công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (đối với trường hợp thẩm quyền xóa nợ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ) theo Mẫu số 16/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính;
b) Công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan (tại địa bàn tỉnh mà Cục Hải quan không đóng trụ sở chính) nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (đối với trường hợp thẩm quyền xóa nợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo Mẫu số 16/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính.
2. Tương ứng với các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế, hồ sơ xóa nợ gồm các chứng từ sau:
a) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị xóa nợ thuế;
b) Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Quản lý thuế: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị xóa nợ thuế;
c) Thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị xóa nợ thuế;
d) Các Quyết định cưỡng chế hoặc hồ sơ thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính về quản lý thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị xóa nợ thuế;
đ) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Quản lý thuế: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị xóa nợ thuế.
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà hồ sơ xóa nợ tiền thuế cho người nộp thuế là cá nhân bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế;
(2) Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án (xóa nợ tiền thuế vì người nộp thuế chết hoặc bị tuyên bố đã chết);
(3) Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án (xóa nợ tiền thuế vì cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự);
Lưu ý: có thể thay các loại giấy tờ tại (2) và (3) bằng các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho người nộp thuế là cá nhân thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho người nộp thuế là cá nhân được quy định tại Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật này;
b) Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15.000.000.000 đồng trở lên.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.
Như vậy, thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho người nộp thuế là cá nhân thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?