Người nộp đơn không nộp tạm ứng chi phí phá sản có bị Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?
- Người nộp đơn không nộp tạm ứng chi phí phá sản có bị Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?
- Khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người yêu cầu có được quyền đề nghị xem xét lại hay không?
- Trường hợp người nộp đơn mở thủ tục phá sản nhận được thông báo thì phải cần nộp tạm ứng chi phí phá sản ở đâu?
Người nộp đơn không nộp tạm ứng chi phí phá sản có bị Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không?
Người nộp đơn không nộp tạm ứng chi phí phá sản có bị Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản 2014 quy định:
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Theo đó người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì sẽ bị Tòa án nhân dân ra quyết định trả lại đơn yêu cầu theo quy định.
Người nộp đơn không nộp tạm ứng chi phí phá sản có bị Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không? (Hình từ Internet)
Khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người yêu cầu có được quyền đề nghị xem xét lại hay không?
Khi nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người yêu cầu có được quyền đề nghị xem xét lại hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Phá sản 2014 quy định:
Đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu phải ra một trong các quyết định sau:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật này.
...
Theo đó trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân thì người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại.
Trường hợp người nộp đơn mở thủ tục phá sản nhận được thông báo thì phải cần nộp tạm ứng chi phí phá sản ở đâu?
Trường hợp người nộp đơn mở thủ tục phá sản nhận được thông báo thì phải cần nộp tạm ứng chi phí phá sản ở đâu, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 38 Luật Phá sản 2014 quy định:
Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
b) Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Theo đó trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tạm ứng chi phí phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?