Người nhiễm HIV có quyền được sống bình đẳng trong xã hội không? Những hành vi kì thị người nhiễm HIV/AIDS có vi phạm pháp luật không?

Gần nhà tôi có người bị nhiễm HIV/AIDS giai đoạn đầu. Tôi thấy mọi người xung quanh khi biết tin này đều tỏ ra kỳ thị anh. Vậy pháp luật có quy định nào về việc người nhiễm HIV sống một cách hòa đồng, bình đẳng với mọi người không? Việc tỏ ra kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV có vi phạm quy định pháp luật không?

HIV/AIDS là gì?

Người nhiễm HIV

Người nhiễm HIV

Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 ) quy định cụ thể về khái niệm HIV và AIDS như sau:

“1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.”

Do vậy có thể hiểu HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người và gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Người nhiễm HIV có quyền được sống bình đẳng trong xã hội không?

Người nhiễm HIV trên thực tế gặp phải rất nhiều sự kì thị, né tránh từ mọi người xung quanh. Vì lẽ đó, khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 đề ra một số quy định về quyền của người nhiễm HIV nhằm bảo vệ họ trước những ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội, gồm:

“a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Có thể thấy, người nhiễm HIV vẫn cần được có những quyền cơ bản khi tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Một người bình thường không thể bị lây truyền HIV từ việc ôm ấp hay sử dụng chung các vật dụng như một chiếc lược, một chiếc muỗng,… với người nhiễm HIV. Mỗi người nhiễm HIV cũng là một con người trong xã hội và rất cần được đối xử bình đẳng.

Hành vi kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS có vi phạm pháp luật không?

Hành vi kì thị người nhiễm HIV

Hành vi kì thị người nhiễm HIV

Việc kỳ thị người nhiễm HIV được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 :

“4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.”

Theo khoản 3 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 , hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện.

Như vậy, hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Xử lý người có hành vi kỳ thị người nhiễm HIV như thế nào?

Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định một số hình thức xử lý đối với người có hành vi vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học;

b) Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

c) Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

d) Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;

b) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;

c) Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

d) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;

đ) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;

e) Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;

g) Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HTV;

b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;

c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

d) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;

đ) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này;

d) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

e) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy sản phẩm truyền thông.

Ngoài ra, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, tùy từng thuộc vào từng trường hợp cụ thể và chủ thể vi phạm là cá nhân hay tổ chức mà cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ áp dụng những hình thức xử lý, mức phạt phù hợp đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV nói trên.

Như vậy, trường hợp người hàng xóm của bạn nhiễm HIV thì anh ấy vẫn có quyền được đối xử bình đẳng khi tham gia vào quá trình sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với anh được xác định là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ có những hình thức xử lý phù hợp.

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2024 ra sao? Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Bắt buộc đưa người đi xét nghiệm HIV được pháp luật quy định như thế nào? Nếu vi phạm về xét nghiệm HIV thì xử phạt ra sao?
Pháp luật
Công ty có được quyền yêu cầu xét nghiệm HIV khi người lao động (NLĐ) khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV tại cơ sở y tế cần đáp ứng những yêu cầu gì? Đóng gói mẫu bệnh phẩm để vận chuyển như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
Pháp luật
Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
6,898 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào