Người nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử lý như thế nào? Pháp nhân thương mại nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt ra sao?

Cho anh hỏi là người nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử lý như thế nào? Còn nếu pháp nhân thương mại nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt ra sao? - Câu hỏi của anh Thành Trung đến từ Bình Phước

Người nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại như sau:

Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...

Như vậy, người nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại (cả động vật và thực vật) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Khung hình phạt 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

- Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Loài ngoại lai xâm hại

Loài ngoại lai xâm hại (Hình từ Internet)

Pháp nhân thương mại nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt ra sao?

Căn cứ vào Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại như sau:

Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
...
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với pháp nhân thương mại có hành vi nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại (cả động vật và thực vật) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Khung hình phạt 1: Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng:

- Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

- Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt 2: Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm:

- Có tổ chức;

- Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Việc xác định loài ngoại lai xâm hại được xác định dựa trên những tiêu chí gì?

Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BTNMT quy định về tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại như sau:

Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
1. Nội dung đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai bao gồm:
a) Thông tin về loài: tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh, mô tả đặc điểm hình thái của loài;
b) Đặc điểm khí hậu nơi phát sinh nguồn gốc hoặc nơi loài đã thiết lập quần thể;
c) Lịch sử xâm hại của loài trên thế giới và ở Việt Nam;
d) Các đặc điểm của loài có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người;
đ) Đặc điểm sinh sản, cơ chế phát tán và các đặc tính về khả năng chống chịu của loài với các điều kiện môi trường.
2. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại:
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;
b) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.
3. Tiêu chí xác định loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam;
b) Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam;
c) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam.

Như vậy, loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

- Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;

- Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.

Loài ngoại lai xâm hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân nuôi các loài ngoại lai xâm hại ngoài khu bảo tồn không vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bị phạt hành chính lên tới 400 triệu đồng từ ngày 25/8/2022?
Pháp luật
Có phải loài ngoại lai nào cũng là loài ngoại lai xâm hại không? Đối với hành vi phát tán loài ngoại lai xâm hại sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử lý như thế nào? Pháp nhân thương mại nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là gì? Quy định về việc kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại?
Pháp luật
Loài ngoại lai xâm hại là gì? Có được nuôi ốc bươu vàng không? Nuôi loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loài ngoại lai xâm hại
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,821 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Loài ngoại lai xâm hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Loài ngoại lai xâm hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào