Người nhận di sản thừa kế có thể xin gia hạn thời gian chia di sản thừa kế được không? Người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào?

Chồng tôi qua đời đột ngột, không để lại di chúc. Di sản chồng để lại là ngôi nhà (tôi đang ở cùng với cha mẹ chồng). Nay cha mẹ chồng tôi muốn phân chia thừa kế đối với căn nhà trên để về quê sinh sống. Tuy nhiên, cuộc sống của tôi hiện nay rất khó khăn và căn nhà trên là nơi ở duy nhất của tôi, tôi chưa muốn phân chia di sản đối với căn nhà này. Tôi muốn đợi thêm một thời gian để ổn định cuộc sống và kiếm được tiền để mua lại phần thừa kế của cha mẹ chồng. Vậy pháp luật có quy định thế nào về trường hợp của tôi?

Người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào?

Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

Như vậy, trường hợp chồng của bạn mất mà không để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về hàng thừa kế.

Người nhận di sản thừa kế có thể xin gia hạn thời gian chia di sản thừa kế được không? Người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào?

Người nhận di sản thừa kế có thể xin gia hạn thời gian chia di sản thừa kế được không? Người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được nhận di sản thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Theo quy định trên thì những người được chia di sản thừa kế của chồng bạn sẽ bao gồm cha mẹ chồng của bạn, bạn và con (nếu có). Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người nhận di sản thừa kế có thể xin gia hạn thời gian chia di sản thừa kế được không?

Căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

"Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm."

Theo quy định trên việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.Do đó, bạn vẫn có thể yêu cầu tòa án trì hoãn việc chia di sản thừa kế theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp mà sau khi hết thời gian gia hạn là 03 năm mà cuộc sống của bạn vẫn chưa cải thiện được thì có quyền cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy quyền ký văn bản khai nhận di sản thừa kế được không?
Pháp luật
Nhà đang được trả có phải di sản thừa kế khi người trả góp chết? Ngôi nhà có tiếp tục được trả góp hay không?
Pháp luật
Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?
Pháp luật
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì có được chia theo hàng thừa kế hay không?
Pháp luật
Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế? Xử lý thế nào khi người mua nhà trả góp chết mà người nhận thừa kế không đủ khả năng tiếp tục trả góp?
Pháp luật
Cán bộ, công chức có được nhận đất nông nghiệp mục đích sử dụng trồng lúa là di sản thừa kế của bố mẹ không?
Pháp luật
Đất nông nghiệp cấp cho hộ gia đình thì chia thừa kế như thế nào? Và cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp?
Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Con nuôi không có đăng ký có được thừa kế theo pháp luật không?
Pháp luật
Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Mẹ có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?
Pháp luật
Có thể khiếu nại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong trường hợp sau khi chia mới biết di sản là đất đã có quyết định thu hồi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế
1,386 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào