Người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là người bệnh có được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa không?
- Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh có được hưởng hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không?
- Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh có được hỗ trợ tiền ăn trưa không?
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo khám chữa bệnh như thế nào?
Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh có được hưởng hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Quyết định 14/2012/QGG-TTg) được ban hành nhằm quy định về việc khám, chữa bệnh cho người người nghèo.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg quy định về đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
- Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
- Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
Ta thấy, người thuộc hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo được hưởng hỗ trợ chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này.
Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn
Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh có được hỗ trợ tiền ăn trưa không?
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2021/QĐ-TTg quy định về các chế độ hỗ trợ đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tham gia khám, chữa bệnh như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:
- Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
- Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
+ Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
+ Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
- Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
- Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
- Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành."
Theo quy định trên, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh thuộc diện được hưởng trợ cấp được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo khám chữa bệnh như thế nào?
Trách nhiệm thi hành của cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ đối với các nội dung quy định tại Điểm 1, 2, 3 và 4 Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Quỹ tại địa phương.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thành lập Quỹ theo quy định tại Điều 2 Thông tư này và phê duyệt Điều lệ hoạt động Quỹ.
- Sở Y tế có trách nhiệm:
+ Tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Lập dự toán ngân sách Quỹ và kinh phí quản lý Quỹ gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;
+ Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp tình hình thành lập và hoạt động của Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là người bệnh nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì có thể là đối tượng được nhận hỗ trợ khi khám, chữa bệnh và được hỗ trợ tiền ăn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức chi quà Tết 2025 đối với CBCCVC, người lao động tại TPHCM thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là bao nhiêu?
- Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng có được làm tròn? Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng là bao nhiêu theo Nghị định 73 và Hướng dẫn 56?
- Ngày 23 1 có gì đặc biệt? Ngày 23 1 cung gì? Ngày 23 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?