Người nào được tham gia là hội viên chính thức của Hội Thống kê Việt Nam? Hội viên của Hội Thống kê Việt Nam có các nhiệm vụ nào?
Người nào được tham gia là hội viên chính thức của Hội Thống kê Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Hình thức hội viên và tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức:
a) Công dân Việt Nam đang công tác trong ngành thống kê hoặc đang giữ vị trí công tác có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn thống kê trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b) Công dân Việt Nam đang nghỉ hưu, nhưng trước đây đã từng làm thống kê hoặc đã từng giữ vị trí công tác có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn thống kê trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có đủ sức khỏe, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự: Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì người được tham gia là hội viên chính thức của Hội Thống kê Việt Nam là những người sau đây:
- Công dân Việt Nam đang công tác trong ngành thống kê hoặc đang giữ vị trí công tác có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn thống kê trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
- Công dân Việt Nam đang nghỉ hưu, nhưng trước đây đã từng làm thống kê hoặc đã từng giữ vị trí công tác có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn thống kê trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có đủ sức khỏe, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
Người nào được tham gia là hội viên chính thức của Hội Thống kê Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Thống kê Việt Nam có các nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Nhiệm vụ của hội viên
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước; Điều lệ, nội quy, quy chế và các nghị quyết, quyết định của Hội.
2. Tích cực tham gia hoạt động Hội và sinh hoạt Hội đều đặn. Hội viên chính thức và hội viên liên kết phải đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.
3. Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ chuyên môn thống kê.
4. Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thống kê.
5. Nâng cao uy tín nghề nghiệp thống kê; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Hội; bảo vệ danh dự và lợi ích của Hội; vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động của Hội và tham gia tích cực vào việc phát triển hội viên mới cho Hội.
Như vậy, hội viên của Hội Thống kê Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước; Điều lệ, nội quy, quy chế và các nghị quyết, quyết định của Hội.
- Tích cực tham gia hoạt động Hội và sinh hoạt Hội đều đặn. Hội viên chính thức và hội viên liên kết phải đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.
- Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ chuyên môn thống kê.
- Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thống kê.
- Nâng cao uy tín nghề nghiệp thống kê; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Hội; bảo vệ danh dự và lợi ích của Hội; vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động của Hội và tham gia tích cực vào việc phát triển hội viên mới cho Hội.
Hội viên của Hội Thống kê Việt Nam có những quyền lợi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về quyền của Hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được trực tiếp tham gia các hoạt động của Hội, được ủy quyền cho hội viên khác thực hiện các quyền của mình.
2. Được cung cấp các thông tin về việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực thống kê; được kiến nghị Hội đề nghị với các cơ quan nhà nước ban hành, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan đến thống kê nói chung và đến hoạt động của Hội nói riêng.
3. Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện để thực hiện các sáng kiến, cải tiến nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu các đề tài khoa học và tham gia các chương trình, dự án liên quan đến nghiệp vụ thống kê; được tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức thống kê do Hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
4. Được quyền yêu cầu Hội bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân hội viên trong hoạt động nghề nghiệp khi bị xâm phạm và được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện hoặc không muốn tiếp tục tham gia Hội.
5. Được cấp thẻ hội viên theo quy định của pháp luật.
6. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong công tác Hội.
Như vậy thì những người tham gia làm Hội viên của Hội Thống kê Việt Nam có những quyền lợi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?