Người mất năng lực hành vi dân sự có được hưởng thừa kế không? Người giám hộ đương nhiên có thể dùng tài sản thừa kế của người bị mất năng lực hành vi dân sự không?
Người mất năng lực hành vi dân sự có được hưởng thừa kế không? (Hình từ Internet)
Người mất năng lực hành vi dân sự có được hưởng thừa kế không?
Căn cứ vào quy định tại Điều 609 và Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế có thể nói mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế, có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
"Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."
Bên cạnh đó, Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về người thừa kế như sau:
"Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định tại các Điều 609, 610 và Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015.
Người giám hộ đương nhiên đối với người bị mất hành vi dân sự là ai?
Người giám hộ theo như quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người."
Người giám hộ thuộc Điều 48 nếu phải thỏa mãn các điều kiện tại Điều 49 Bộ luật này thì có thể làm người giám hộ.
"Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên."
Ngoài ra bên cạnh đó, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
"Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."
Như vậy, người giám hộ đương nhiên của người bị mất năng lực hành vi dân sự là người thỏa mãn được các điều kiện được quy định tại Điều 48, 49 và Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015.
Trong trường hợp của bạn thì bạn là người giám hộ đương nhiên cho người con bị mất năng lực hành vi dân sự theo Khoản 3 Điều 53 đã nêu trên.
Người giám hộ đương nhiên có thể dùng tài sản thừa kế của người bị mất năng lực hành vi dân sự không?
Theo như quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có các quyền và nghĩa vụ về quản lý tài sản của người được giám hộ sau đây:
Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể sử dụng tài sản của người bị mất năng lực hành vi dân sự để phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và những việc khác vì lợi ích của người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?