Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng?
- Tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu năm?
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 160 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Hình từ Internet)
Tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo đó, tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là ít nghiêm trọng.
Tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, tội xâm phạm quyền của công dân về việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể đơn vị hành chính cấp huyện chỉ thực hiện khi nào? Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 117?
- Xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Xe được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên gồm những xe nào theo Nghị định 151/2024?
- Áp dụng lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ đối với NLĐ như CBCCVC thì người lao động được nghỉ từ ngày mấy?
- 5 bài học kinh nghiệm của Đảng trong suốt 95 năm qua là gì? Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?