Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang những nước nào thì phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng?
- Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang những nước nào thì phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng?
- Việc ký quỹ khi người lao động đi xuất khẩu lao động chỉ được thực hiện khi nào?
- Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi nào?
Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang những nước nào thì phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về mức trần tiền ký quỹ của người lao động như sau:
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đồng thời, căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Như vậy, theo quy định, người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang những nước sau đây phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng:
(1) Đài Loan (Trung Quốc): Mức ký quỹ là 12.000.000 đồng đối với mọi ngành, nghề (trừ ngành, nghề thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải).
(2) Hàn Quốc: Mức ký quỹ là 36.000.000 đồng đối với mọi ngành, nghề (trừ ngành, nghề thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải thì không ký quỹ).
(3) Các quốc gia và khu vực khác: Mức ký quỹ tương đương giá trị 01 lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam (trừ ngành, nghề thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải).
Đối với các nước Nhật Bản, các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông thì người lao động không phải thực hiện ký quỹ.
Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang những nước nào thì phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng? (Hình từ Internet)
Việc ký quỹ khi người lao động đi xuất khẩu lao động chỉ được thực hiện khi nào?
Việc ký quỹ khi người lao động đi xuất khẩu lao động được quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
Thực hiện ký quỹ
1. Người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.
Như vậy, theo quy định trên thì việc ký quỹ khi người lao động đi xuất khẩu lao động chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.
Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi nào?
Tiền ký quỹ của người lao động được quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Tiền ký quỹ của người lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng.
3. Người lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trưòng hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
4. Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, việc quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Lưu ý: Trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra.
Nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?