Người lao động trực công ty dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 có được trả lương? Có bắt buộc người lao động phải trực vào dịp nghỉ lễ?
Người lao động có bắt buộc trực công ty vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 01 ngày 30 tháng 4 dương lịch (Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước) và 01 ngày 01 tháng 5 dương lịch (Ngày Quốc tế lao động).
Dịp lễ 30/4 - 1/5 là thời gian người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật, đây chính là quyền lợi cơ bản của mỗi người lao động.
Trong một số trường hợp do đặc thù của công việc hoặc do sắp xếp, nhu cầu của công ty mà người lao động phải đi trực vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Tuy nhiên, việc trực công ty vào các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 không phải là trách nhiệm hay nghĩa vụ của người lao động.
Khi người lao động trực công ty vào những ngày nghỉ lễ thì được xác định là làm thêm giờ và được trả lương theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ khi được sự đồng ý của người lao động và các phải đáp ứng các điều kiện khác quy định tại khoản 2 Điều này (Trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019).
>>> Xem thêm: Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 05 ngày mà không treo cờ Tổ quốc thì có bị xử phạt không?
Người lao động trực công ty dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 có được hưởng lương?(Hình từ Internet)
Trực công ty dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động có được trả lương?
Như đã phân tích, người lao động trực công ty vào những ngày nghỉ lễ thì được xác định là làm thêm giờ và được trả lương theo đúng quy định của pháp luật.
Tiền lương của người lao động trực công ty vào dịp nghỉ lễ được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
- Người lao động trực công ty vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 được trả ít nhất bằng 300% tiền lương chưa kể tiền lương ngày lễ được hưởng đối với người lao động hưởng lương ngày.
(Tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm)
- Người lao động trực công ty vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ lễ.
>>> Công thức tính tiền lương trực công ty vào ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 chi tiết
Bắt buộc người lao động đi trực vào dịp nghỉ lễ công ty có bị phạt?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, nếu ép buộc người lao động trực công ty vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, công ty có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?