Người lao động trong thời gian thử việc có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp Tết Âm lịch hay không?
Người lao động trong thời gian thử việc có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp Tết Âm lịch hay không?
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về người lao động như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Theo quy định trên thì người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động mà không có sự phân biệt là người lao động chính thức hay chỉ là thử việc.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết được quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định nêu trên, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Có thể thấy, dịp Tết Âm lịch, người lao động được nghỉ làm 05 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương.
Do đó, vào dịp Tết Âm lịch thì người lao động trong thời gian thử việc vẫn được nghỉ hưởng nguyên lương.
Lưu ý: Tùy thuộc vào quy định riêng của mỗi công ty mà người lao động có thể được nghỉ làm lâu hơn thời gian pháp luật quy định, nhưng phải đảm bảo thời gian nghỉ Tết Âm lịch ít nhất là 05 ngày.
Tiền lương mà người lao động thử việc được nhận khi nghỉ Tết Âm lịch là bao nhiêu?
Tiền lương thử việc được căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định nêu trên thì người lao động thử việc sẽ được nhận lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động, tuy nhiên mức tối thiểu được nhận bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, khi nghỉ Tết Âm lịch, tiền lương mà người lao động được nhận là mức lương thử việc do hai bên đã thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Người lao động trong thời gian thử việc có được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp Tết Âm lịch hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động trong thời gian thử việc muốn xin nghỉ việc thì phải báo trước cho công ty ít nhất bao nhiêu ngày?
Kết thúc thời gian thử việc căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Căn cứ trên quy định trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, người lao động trong thời gian thử việc muốn xin nghỉ việc thì có thể thông báo cho công ty biết và kết thúc thời gian thử việc của mình chứ không cần báo trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?