Người lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không?
Đối tượng nào thì được áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 44 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về đối tượng được áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định."
Đối tượng nào cần phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
"Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này."
Người lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không?
Lao động nước ngoài có đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo theo Điều 2 Luật An toàn về sinh lao động 2015 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động."
Như vậy thì người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của luật vừa nêu trên thì được gọi chung là người lao động.
Theo đó tại Điều 2 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm."
Từ những quy định trên thì người lao động nước ngoại tại Việt Nam được gọi chung là người lao động và chịu các quy định về luật của Việt Nam. Vậy nên người lao động nước ngoài vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp như người lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, để đóng bảo hiểm thất nghiệp người lao động nước ngoài còn cần phải đáp ứng các điều kiện về tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Công ty phải đám bảo người lao động nước ngoài có hợp đồng lao động xác định hoặc không xác định thời hạn. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thì phải có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng mới đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?