Người lao động nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước có phải bồi thường cho người sử dụng lao động không?
- Người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
- Có buộc người lao động phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?
- Người lao động nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước có phải bồi thường hay không?
- Trường hợp nào người lao động muốn nghỉ việc mà không cần báo trước?
Người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bất cứ lý do gì nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động về thời gian theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019
Có buộc người lao động phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?
Cũng theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu trên người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Theo đó, nếu không có thỏa thuận nào khác với người sử dụng lao động thì người lao động buộc phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước.
Lúc này người lao động buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc.
Người lao động đảm bảo điều này sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
>> Tải về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất
Tại Đây. <<
Người lao động nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước có phải bồi thường hay không?
Theo đó, nếu không được người sử dụng lao động đồng ý mà nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi mất đi một số quyền lợi mà còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
- Về vấn đề bồi thường: Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động tương ứng với những ngày không báo trước.
Ngoài ra, nếu từng được đào tạo từ kinh phí do người sử dụng lao động chi trả, người lao động còn phải hoàn trả chi phí đào tạo.
- Về quyền lợi bị mất:
Không được trợ cấp thôi việc.
Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013).
Nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước có phải bồi thường? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người lao động muốn nghỉ việc mà không cần báo trước?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, cũng có những trường hợp không cần báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, các trường hợp người lao động muốn nghỉ việc mà không cần báo trước gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn xét cấp giấy phép là bao lâu?
- Xem ngày xuất hành theo tuổi đầu năm mới 2025? Ngày tốt xuất hành đầu xuân 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?
- Ngày đẹp mở hàng năm 2025? Ngày tốt khai trương năm 2025 âm lịch? Đi làm vào ngày Tết Âm lịch được trả lương thế nào?
- Hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
- Ất Tỵ là gì? Tại sao gọi là năm Ất Tỵ? Tết Âm lịch năm Ất Tỵ bắn pháo hoa bao nhiêu phút? Bắn ở đâu?