Người lao động nghỉ thai sản thì công ty có phải báo giảm thai sản không theo quy định mới nhất?
Người lao động nghỉ thai sản thì công ty có phải báo giảm thai sản không theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Như vậy, theo quy định trên người lao động hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH cho người lao động trong tháng đó và khi đó người sử dụng lao động phải báo giảm bảo hiểm cho người lao động.
Do đó, trường hợp người lao động bên công ty bạn sinh con vào ngày 12/12/2023 thì trong tháng 12/2023 người lao động bên công ty bạn đã phải nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc do đó tháng này công ty và người lao động sẽ không đóng BHXH.
Chế độ nghỉ thai sản (Hình từ Internet)
Số tháng hưởng chế độ nghỉ thai sản của người lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo quy định trên thì lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Hiện nay, chưa có quy định gì mới về việc sẽ thay đổi thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ sinh con.
Mức hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, mức hưởng khi nghỉ 06 tháng sinh con = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x 6;
Ngoài ra, bạn còn được trợ cấp một lần khi sinh con:
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Mức lương cơ sở hiện hành là 1.800.000 đồng/tháng theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023), do đó nếu người lao động bên công ty bạn sinh một con trong tháng 12/2023 thì sẽ được nhận 3.600.000 đồng.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến chế độ thai sản Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?