Người lao động muốn làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào và định mức công việc của người này quy định ra sao?

Tàu biển khi di chuyển ngoài vùng biển sẽ phát sinh những sự cố an ninh, để đảm bảo kịp thời những sự cố này thì văn bản nào có quy định việc này? Có hệ thống cụ thể đối an ninh hàng hải không? Thiết bị đường truyền trong hệ thống SSAS quy định về công suất hoạt động và điện năng tiêu thụ là bao nhiêu? Người lao động muốn làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì cần đáp ứng các tiêu chí nào? Và định mức công việc của người này quy định ra sao?

Thông tin an ninh tàu biển là gì? Hệ thống SSAS được giải thích như thế nào?

Theo tiểu mục 2.1.2.1 Mục 2 TCVN 13349:2021 về dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải có định nghĩa thông tin an ninh tàu biển như sau:

Thông tin an ninh tàu biển (Ship security information) là những thông tin về nguy cơ có thể sẽ gây ra hoặc đã gây ra sự cố an ninh đối với tàu biển; về cấp độ và sự thay đổi cấp độ an ninh hàng hải áp dụng đối với tàu biển và thông tin về biện pháp an ninh phù hợp cần phải áp dụng để đảm bảo an ninh cho tàu biển. Thông tin được phát ra từ hệ thống SSAS bao gồm: Tên tàu, số IMO, hô hiệu, mã MMSI, vị trí, hướng đi, tốc độ và ngày, giờ (giờ UTC) được phát ra từ hệ thống SSAS.

Cũng theo mục 1 Chương I Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống báo động an ninh tàu biển (sau đây viết tắt là Hệ thống SSAS) ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BGTVT có giải thích về Hệ thống SSAS như sau:

SSAS (Ship Security Alert System) là Hệ thống báo động an ninh tàu biển được trang bị cho các tàu theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển (ISPS code). Theo đó Hệ thống SSAS được yêu cầu trang bị cho các tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến Quốc tế và tàu biển nước ngoài hoạt động tại vùng nội thủy, lãnh hải của Việt Nam bao gồm: Tàu khách; Tàu hàng có tổng dung tích từ 500GT trở lên; Giàn khoan di động ngoài khơi.

Hệ thống SSAS tại Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải được thiết lập để tiếp nhận các thông tin an ninh hàng hải từ tàu biển, giàn di động, cơ sở cảng hoặc từ cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, hoặc từ tổ chức, cá nhân khác và thông báo kịp thời cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan khác của Việt Nam. Trường hợp tiếp nhận thông tin từ tàu biển, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó.

Khi có nguy hiểm về an ninh, Thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm được ủy quyền chỉ cần nhấn nút báo động, một bản tin báo động sẽ được tự động gửi về Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải. Khi nhận được bản tin báo động, bằng các nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng nhân viên Trực ban sẽ tiến hành phân loại, xử lý bản tin báo động an ninh, sẽ xử lý nhanh chóng các hành động gây mất an ninh cho tàu theo đúng quy trình hiện hành.

Địa chỉ của Trung tâm phải được cài đặt sẵn trong hệ thống SSAS của tàu. Nội dung bản tin báo động bao gồm;

- Tên tàu;

- Số hiệu IMO;

- Hô hiệu;

- Số nhận dạng;

- Thời gian (ngày, tháng, năm, giờ UTC);

- Hướng và tốc độ;

- Vị trí của tàu (kinh độ, vĩ độ).

Người lao động muốn làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào và định mức công việc của người này quy định ra sao?

Người lao động muốn làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào và định mức công việc của người này quy định ra sao?

Thiết bị đường truyền trong hệ thống SSAS quy định về công suất hoạt động và điện năng tiêu thụ là bao nhiêu?

Tại tiểu mục 2.1 mục 2 phần II Chương II Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống báo động an ninh tàu biển (sau đây viết tắt là Hệ thống SSAS) ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BGTVT có quy định về định mức tiêu hao điện năng trong Hệ thống SSAS như sau:

Bảng mức 2

Hệ thống SASS

Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị đường truyền với công suất hoạt động là 0,005 Kw và điện năng tiêu thụ là 70 Kwh/năm. Đây là định mức tiêu hao điện năng trong Hệ thống SSAS (được tính trong 01 năm).

Người lao động muốn làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Và định mức công việc của người này quy định ra sao?

Theo mục 1 phần II Chương II Thông tư 06/2018/TT-BGTVT có quy định về định mức lao động trong Hệ thống SSAS như sau:

Hệ thống SASS

Theo đó, người lao động khi làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì phải là kỹ thuật viên với tình độ đại học trở lên, loại I mới đáp ứng được tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, Định mức về công việc này của người lao động được quy định theo Bảng như trên.

Hệ thống SSAS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động muốn làm công việc về vận hành các hệ thống thiết bị SSAS thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào và định mức công việc của người này quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống SSAS
1,389 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống SSAS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống SSAS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào