Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những ai? Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những người này được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Em ơi cho anh hỏi: Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những ai? Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những người này được thực hiện theo nguyên tắc nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Quân đến từ Đà Nẵng.

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Như vậy, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.

nghệ thuật

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (Hình từ Internet)

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, thể dục thể thao.

Theo đó, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể nguyên tắc chung này được quy định tại Điều 5 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

- Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những nội dung cơ bản nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật sẽ gồm những nội dung cơ bản sau:

- Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm biểu diễn, sáng tạo;

- Nguyên tắc an toàn trong biểu diễn, sáng tạo;

- Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị biểu diễn, sáng tạo;

- Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;

- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Và người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.

Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Sử dụng lao động là người cao tuổi
1. Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được sử dụng người cao tuổi làm việc là những nghề, công việc không thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở điều kiện lao động loại VI theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Việc sử dụng lao động là người cao tuổi phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Thông tư này.

Như vậy, sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định như sau:

- Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nghệ thuật được sử dụng người cao tuổi làm việc là những nghề, công việc không thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở điều kiện lao động loại VI theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Việc sử dụng lao động là người cao tuổi phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Thông tư này.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
Pháp luật
Thời giờ làm việc theo tuần của người lao động được quy định thế nào? Giờ làm việc ban đêm dành cho người lao động được quy định ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
Pháp luật
Công ty có được yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo thay đổi nhân sự phụ trách khách hàng, đại lý dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
Pháp luật
Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?
Pháp luật
Người lao động không nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán tiền những ngày phép chưa nghỉ không?
Pháp luật
Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
Pháp luật
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Pháp luật
Tải mẫu bảng kê khai thông tin người lao động mới nhất? Bảng kê khai thông tin người lao động là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
2,593 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào