Người lao động làm việc tại môi trường độc hại không được đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động làm việc tại môi trường độc hại có buộc phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hay không?
- Người lao động làm việc tại môi trường độc hại không được đóng tiền bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động làm việc tại môi trường độc hại được phép nghỉ hưu sớm khi nào?
Người lao động làm việc tại môi trường độc hại có buộc phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
...
Như vậy, ngoài việc được khám sức khỏe định kì 06 tháng một lần thì người lao động làm việc tại môi trường độc hại còn được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Người lao động làm việc tại môi trường độc hại không được đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải bồi thường như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc tại môi trường độc hại không được đóng tiền bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải bồi thường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại môi trường độc hại thì sẽ phải bồi thường thiệt hại, trợ cấp cho người lao động, cụ thể như sau:
(1) Phải bồi thường, trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
(2) Trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tương ứng với Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 khi người lao động làm việc tại môi trường độc hại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Lưu ý:
- Việc chi trả khoản bồi thường cho, trợ cấp sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau, có thể chi trả 01 lần hoặc hàng tháng.
- Trong trường hợp hai bên không thống nhất được với nhau về việc chi trả bồi thường, trợ cấp thì sẽ thực hiện theo yêu cầu người lao động.
Người lao động làm việc tại môi trường độc hại được phép nghỉ hưu sớm khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định cụ về chế độ nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại như sau:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
...
Theo đó, người lao động làm việc tại môi trường độc hại được phép nghỉ hưu sớm trong trường hợp người đó đã có đủ từ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Ngày 4 1 là ngày gì? 4 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Mẫu Quyết định phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu (webform trên Hệ thống) tại Phụ lục 1C theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Mẫu dấu thẩm tra phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 15? Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng?
- Mẫu thư cảm ơn khách hàng tham gia sự kiện? Thư cảm ơn sau sự kiện là gì? Tại sao cần viết thư cảm ơn sau sự kiện?