Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền hạn gì?
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
Việc hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Như vậy, theo quy định, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì được Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nếu như làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được Nhà nước hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động được quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
2. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
3. Hằng năm, báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có các quyền sau đây:
(1) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động;
Được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
(2) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
(3) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;
(4) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?