Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp theo quy định 2024?
- Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp?
- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay không?
- Doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp?
Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định công việc sau đây có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp:
- Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng;
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng;
- Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;
- Làm cách nhiệt bằng amiăng;
- Áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt;
- Sản xuất, sửa chữa, xử lý tấm lợp amiăng - ximăng, các gioăng bằng amiăng và cao su; má phanh bằng amiăng; bìa các-tông và giấy có amiăng;
- Sản xuất phân lân, thợ sửa chữa ô tô, xe máy;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với amiăng.
Như vậy, người lao động làm các nghề, công việc nêu trên có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.
Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp theo quy định 2024? (Hình từ Internet)
Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay không?
Căn cứ theo Mục 1, Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển có hoặc không kết hợp với xơ hóa màng phổi, do hít phải bụi amiăng trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi amiăng trong không khí môi trường lao động.
Theo đó, bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển có hoặc không kết hợp với xơ hóa màng phổi, do hít phải bụi amiăng trong quá trình lao động.
Yếu tố gây ra bệnh này là bụi amiăng trong không khí môi trường lao động.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp được xem làm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Theo Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các vi phạm về quan trắc môi trường lao động, trong đó quy định doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt như sau:
Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân người sử dụng lao động vi phạm, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động dẫn đến NLĐ bị bệnh bụi phổi bị phạt từ 400.000.000 đồng và tối đa 80.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất? Tải về mẫu kế hoạch kiểm tra ở đâu?