Người lao động là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam có cần đáp ứng điều kiện ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo hay không?
- Các hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật?
- Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn 10 ngày thì có được gia hạn hay không?
- Người lao động là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam có cần đáp ứng điều kiện ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo để được cấp Giấy phép lao động hay không?
Các hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật?
Các hình thức người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về các hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức đã được liệt kê, cụ thể:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn 10 ngày thì có được gia hạn hay không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về điều kiện được gia hạn giấy phép lao động như sau:
Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.
3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng trường hợp giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì đủ điều kiện được gia hạn giấy phép lao động.
Người lao động là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam có cần đáp ứng điều kiện ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo để được cấp Giấy phép lao động hay không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP chuyên gia nước ngoài được định nghĩa theo quy định của pháp luật như sau:
Giải thích từ ngữ
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, nếu như theo quy định của Nghị định 152/2020/NĐ-CP yêu cầu chuyên gia nước ngoài phải là người “có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam”.
Hiện nay, tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP thì chỉ yêu cầu chuyên gia nước ngoài “tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam”.
Tóm lại, pháp luật hiện nay không bắt buộc chuyên gia nước ngoài phải đáp ứng điều kiện ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo mà chỉ cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Điều này góp phần giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng lao động hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?
- Cách tra cứu điểm giấy phép lái xe trên VNeID? Hướng dẫn tra cứu điểm GPLX trên VNeID nhanh chóng?
- Tự ý thay đổi màu sơn xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt tự ý thay đổi màu sơn xe theo Nghị định 168/2024 ra sao?
- Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy lớp 10?
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?