Người lao động khám bệnh hai nơi được cấp hai giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì nghỉ theo giấy nào?
- Người lao động khám bệnh hai nơi được cấp hai giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì nghỉ theo giấy nào?
- Có quy định hạn chế số lần tái khám của người lao động để hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội không?
- Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Người lao động khám bệnh hai nơi được cấp hai giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì nghỉ theo giấy nào?
Người lao động khám bệnh hai nơi được cấp hai giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì nghỉ theo giấy nào, thì căn cứ Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
...
Và Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có quy định hướng dẫn "Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám."
Bệnh viện A cấp giấy nghỉ 5 ngày từ ngày 05/02 đến 09/02 thì người lao động này đi khám ở Bệnh viện A vào ngày 05/02;
Tương tự đến khám ở bệnh viện B vào ngày 15/02 do đó không thuộc trường hợp "trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội" do khám ở hai thời gian khác nhau nên được nghỉ hưởng theo số ngày nghỉ hưởng trên cả hai giấy.
Người lao động này tái khám ở bệnh viện B thì được nghỉ tiếp nếu bác sĩ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định cho người này. Người lao động nghỉ hết số ngày nghỉ ốm đau tối đa thì dừng giải quyết chế độ.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Có quy định hạn chế số lần tái khám của người lao động để hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội không?
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
...
Không có quy định hạn chế số lần tái khám nên nếu người lao động tái khám và được cơ sở khám bệnh chữa bệnh cho nghỉ tiếp thì người lao động được nghỉ hưởng chế độ cho đến khi hết thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau theo quy định nêu trên.
Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?