Người lao động hết hạn hợp đồng là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức công đoàn cơ sở thì xử lý như thế nào?
Quyền của thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019)
Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền sau đây:
a) Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động;
b) Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
d) Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm so với thời gian tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này và cách thức sử dụng thời gian làm việc của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo đó, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể là công đoàn cơ sở có các quyền theo quy định trên.
Người lao động hết hạn hợp đồng lao động là thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động hết hạn hợp đồng lao động là thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
Khi thành lập công đoàn thì nhiệm kỳ đầu tiên là bao nhiêu năm?
Tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
...
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
...
Đồng thời, tại Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
6.1. Đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn
a. Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở theo nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập, thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp là 2018 - 2023, nếu công đoàn cơ sở thành lập năm 2019, nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở sẽ là 2019- 2023; tương tự, nếu thành lập năm 2020, nhiệm kỳ sẽ là 2020 - 2023; nếu thành lập cuối năm 2022 nhiệm kỳ sẽ là 2022 - 2028.
b. Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có) tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; tổ công đoàn (nếu có) tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đại hội của công đoàn cơ sở và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trường hợp khuyết tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đạo tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để bầu bổ sung.
6.2. Công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong các trường hợp sau:
a. Công đoàn cấp trên kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ đại hội để phù hợp tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội Công đoàn Việt Nam.
b. Công đoàn cấp trên mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, sắp đến kỳ đại hội lần thứ nhất mà công đoàn cấp dưới đã đủ nhiệm kỳ đại hội 5 năm.
c. Công đoàn cấp dưới mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức đại hội lần thứ nhất chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
d. Công đoàn cấp dưới tổ chức đại hội sau thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
...
Theo đó, đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng.
Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập, thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?