Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không?

Trong giờ làm việc người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác hay không? Khi giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ điều gì?

Trong giờ làm việc người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Trang phục, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định riêng.
2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trong giờ làm việc không rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
...

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trong giờ làm việc không rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, trong giờ làm việc người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương không được rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không?

Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không? (Hình từ Internet)

Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động
...
4. Đối với đồng nghiệp:
- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Theo đó, người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như sau:

- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.

- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khi giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ điều gì?

Căn cứ theo Điều 7 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 thì khi giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ các điều sau:

- Khi giao tiếp qua điện thoại, người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt điện thoại đột ngột.

- Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định, thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.

- Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ; không sử dụng, lợi dụng mạng xã hội để nói sai sự thật về tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị, Bộ, Ngành.

- Không phát tán, đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh mang tính nội bộ của Bộ, Ngành, của đơn vị lên các trang mạng xã hội.

- Không sử dụng trang thiết bị, điện thoại cơ quan, thư điện tử công vụ để giải quyết việc riêng.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động có được hỗ trợ bữa ăn giữa ca không? Tiền ăn giữa ca có bị tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không?
Pháp luật
Người lao động mắc bệnh ung thư muốn hưởng BHXH 1 lần thì phải có biên bản giám định y khoa đúng không?
Pháp luật
Khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu đơn đề xuất được sử dụng phổ biến nhất 2024 thế nào? Trường hợp nào cần dùng đơn đề xuất?
Pháp luật
Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất 2024 thế nào? Tải về Mẫu quyết định tăng lương mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Người lao động không được duyệt phép năm khi muốn nghỉ đột xuất trong ngày có đúng quy định không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chỉ được phép lưu trữ dữ liệu cá nhân của người lao động trong bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Người lao động nghỉ bệnh hưởng BHXH thì doanh nghiệp có chi trả ngày lương hay không? NLĐ đóng BHXH trích từ lương có được tính vào chi phí thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Trường hợp ngày nhận lương của nhân viên rơi vào dịp lễ tết thì xử lý như thế nào? Nguyên tắc trả lương được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
80 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào