Người lao động của Bộ Nội vụ đi ra ngoài cơ quan trong giờ làm việc có cần phải báo cáo với Thủ trưởng đơn vị hay không?

Xin cho hỏi người lao động của Bộ Nội vụ đi ra ngoài cơ quan trong giờ làm việc có cần phải báo cáo với Thủ trưởng đơn vị hay không? Người lao động của Bộ Nội vụ khi giải quyết công việc phải đảm bảo nguyên tắc gì? Câu hỏi của chị Nguyệt từ Khánh Hòa.

Người lao động của Bộ Nội vụ khi giải quyết công việc phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 quy định về nguyên tắc làm việc như sau:

Nguyên tắc làm việc
1. Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm của Người đứng đầu. Mọi hoạt động của Bộ phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ Nội vụ khi thực hiện nhiệm vụ và giải quyết công việc phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao.
2. Trong phân công nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ chỉ giao một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm chính về kết quả, chất lượng và tiến độ nhiệm vụ được phân công.
3. Bảo đảm tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ, trừ trường hợp đột xuất hoặc có ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
...

Như vậy, theo quy định thì người lao động thuộc Bộ Nội vụ khi thực hiện nhiệm vụ và giải quyết công việc phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao.

Người lao động của Bộ Nội vụ đi ra ngoài cơ quan trong giờ làm việc có cần phải báo cáo với Thủ trưởng đơn vị hay không?

Người lao động của Bộ Nội vụ khi giải quyết công việc phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Người lao động có trách nhiệm gì khi tham gia các cuộc họp của Bộ Nội vụ?

Căn cứ khoản 5 Điều 28 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định về chế độ kỷ luật lao động như sau:

Chế độ kỷ luật lao động
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chế độ kỷ luật lao động, bao gồm:
1. Nghiêm túc chấp hành sự điều động, phân công nhiệm vụ của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2. Phải bảo đảm hoàn thành chức trách nhiệm vụ, không trốn tránh trách nhiệm được giao.
3. Không tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật công tác của cơ quan và Nhà nước.
4. Phải sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc, có mặt đúng giờ tại cơ quan theo giờ hành chính; không sử dụng thời gian làm việc của cơ quan làm việc riêng; không đi muộn, về sớm, chơi games, tụ tập nhiều người chuyện trò gây mất trật tự trong cơ quan.
5. Khi tham gia các cuộc họp, phải thể hiện thái độ nghiêm túc, phát biểu ý kiến phải trên tinh thần xây dựng, không đọc sách, báo, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại trong giờ họp. Trường hợp có nhiệm vụ đột xuất không tiếp tục tham dự được cuộc họp, phải báo cáo và được sự đồng ý của chủ tọa cuộc họp.
6. Trong quan hệ công tác phải tuân thủ theo thứ bậc hành chính, chấp hành quy chế làm việc và thể hiện rõ chính kiến của cá nhân, cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
...

Như vậy, khi tham gia các cuộc họp người lao động của Bộ Nội vụ có những trách nhiệm sau:

(1) Phải thể hiện thái độ nghiêm túc;

(2) Việc phát biểu ý kiến phải trên tinh thần xây dựng;

(3) Không đọc sách, báo, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại trong giờ họp;

(4) Trường hợp có nhiệm vụ đột xuất không tiếp tục tham dự được cuộc họp, phải báo cáo và được sự đồng ý của chủ tọa cuộc họp.

Người lao động của Bộ Nội vụ đi ra ngoài cơ quan trong giờ làm việc có cần phải báo cáo với Thủ trưởng đơn vị hay không?

Căn cứ khoản 7 Điều 28 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định về chế độ kỷ luật lao động như sau:

Chế độ kỷ luật lao động
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chế độ kỷ luật lao động, bao gồm:
...
6. Trong quan hệ công tác phải tuân thủ theo thứ bậc hành chính, chấp hành quy chế làm việc và thể hiện rõ chính kiến của cá nhân, cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
7. Không được tự ý bỏ việc; nghỉ việc riêng phải báo cáo theo quy định; khi đi ra ngoài cơ quan trong giờ làm việc phải báo cáo rõ lý do và được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị.
8. Không tự ý đưa khách vào nơi làm việc trái quy định của cơ quan.
9. Thực hiện nghiêm quy định về quy chế làm việc của Bộ Nội vụ, quy chế văn hóa công sở và các quy định khác về trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và những điều công chức, viên chức không được làm.

Như vậy, theo quy định thì Người lao động của Bộ Nội vụ không được tự ý bỏ việc, trường hợp nghỉ việc riêng thì phải báo cáo theo quy định;

Người lao động của Bộ Nội vụ khi đi ra ngoài cơ quan trong giờ làm việc phải báo cáo rõ lý do và được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
Pháp luật
Thời giờ làm việc theo tuần của người lao động được quy định thế nào? Giờ làm việc ban đêm dành cho người lao động được quy định ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
Pháp luật
Công ty có được yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo thay đổi nhân sự phụ trách khách hàng, đại lý dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
Pháp luật
Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?
Pháp luật
Người lao động không nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán tiền những ngày phép chưa nghỉ không?
Pháp luật
Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
Pháp luật
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Pháp luật
Tải mẫu bảng kê khai thông tin người lao động mới nhất? Bảng kê khai thông tin người lao động là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
1,481 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào