Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
- Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
- Người lao động vi phạm những quy định nào về thời giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ thì bị xử lý kỷ luật khiển trách bằng văn bản?
- Người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì có bị cách chức không?
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
Các hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 22 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Các hình thức xử lý kỷ luật
Mọi trường hợp vi phạm kỷ luật lao động đều bị xem xét xử lý kỷ luật lao động. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong ba hình thức sau:
1. Cấp độ 1: Khiển trách (bằng văn bản).
2. Cấp độ 2: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Cấp độ 3: Sa thải.
Như vậy, theo quy định, người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động thì bị xử lý kỷ luật theo một trong ba hình thức sau:
(1) Cấp độ 1: Khiển trách (bằng văn bản).
(2) Cấp độ 2: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
(3) Cấp độ 3: Sa thải.
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Người lao động vi phạm những quy định nào về thời giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ thì bị xử lý kỷ luật khiển trách bằng văn bản?
Vi phạm về thời giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật cấp độ 1 (Khiển trách bằng văn bản)
1. Vi phạm thời giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ
a) Tự ý bỏ việc dưới 3 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc (khi hết thời gian công tác, nghỉ phép, nghỉ chế độ...mà không đến cơ quan làm việc; nghỉ việc không có lý do chính đáng; tự ý bỏ học khi đang trong thời gian được cử đi học, đào tạo).
b) Không bảo đảm giờ làm việc trong ngày, không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao mà không có lý do chính đáng.
c) Sử dụng giờ làm việc để giải quyết công việc riêng mà không được phép của người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp, đã được nhắc nhở 2 lần/tháng.
d) Do lỗi bản thân (sơ suất, chủ quan) mà không hoàn thành khối lượng, chất lượng hoặc tiến độ công việc được giao hoặc ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, của cơ quan.
đ) Không kịp thời thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thuộc chức trách công việc được giao, nghĩa vụ phải làm hoặc khi có yêu cầu của cấp quản lý.
2. Vi phạm trật tự nơi làm việc
a) Mặc trang phục không đúng quy định.
b) Nói tục, chửi bậy, gây gổ, cãi hoặc đánh nhau, gây rối hoặc có hành vi kích động người khác gây rối tại nơi làm việc làm mất trật tự an ninh và đã bị lập biên bản.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật khiển trách nếu vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ sau đây:
(1) Tự ý bỏ việc dưới 3 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc (khi hết thời gian công tác, nghỉ phép, nghỉ chế độ...mà không đến cơ quan làm việc; nghỉ việc không có lý do chính đáng; tự ý bỏ học khi đang trong thời gian được cử đi học, đào tạo).
(2) Không bảo đảm giờ làm việc trong ngày, không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao mà không có lý do chính đáng.
(3) Sử dụng giờ làm việc để giải quyết công việc riêng mà không được phép của người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp, đã được nhắc nhở 2 lần/tháng.
(4) Do lỗi bản thân (sơ suất, chủ quan) mà không hoàn thành khối lượng, chất lượng hoặc tiến độ công việc được giao hoặc ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, của cơ quan.
(5) Không kịp thời thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thuộc chức trách công việc được giao, nghĩa vụ phải làm hoặc khi có yêu cầu của cấp quản lý.
Người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì có bị cách chức không?
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật tái phạm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật cấp độ 2 (Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức)
1. Người lao động bị xử lý kỷ luật cấp độ 1 mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
2. Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc, làm sai lệch sổ sách, chứng từ hoặc các hành vi khác (không do sơ suất) dẫn đến gây thiệt hại về tài sản của BHTGVN có giá trị từ 2 triệu đến dưới 5 triệu đồng.
3. Người lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị gây thiệt hại về tài sản của BHTGVN có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
4. Vi phạm chế độ quản lý tài chính của BHTGVN.
5. Cấp quản lý không hoặc chậm giải quyết công việc trong khả năng, quyền hạn, trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản hoặc ảnh hưởng đến công việc, lợi ích của tập thể, cá nhân, uy tín của đơn vị dù đã nhận được báo cáo, xin chỉ đạo của cấp dưới về các vấn đề cấp bách, chính đáng.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì có thể bị kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
- Hướng dẫn xử lý tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam .vn từ 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nghỉ thai sản trùng nghỉ Tết Dương lịch thì có được nghỉ bù không? Lời chúc Tết Dương lịch may mắn, phát tài?
- Khi ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?