Người lao động có thể tự ý đình công mà không cần có sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động được không?
- Tổ chức đại diện người lao động khi đình công có phải thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
- Tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố việc đình công là hợp pháp không?
- Người lao động có thể tự ý đình công mà không cần có sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động được không?
Tổ chức đại diện người lao động khi đình công có phải thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
Căn cứ theo Điều 202 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về việc quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công như sau:
Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công
1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả lấy ý kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
c) Phạm vi tiến hành đình công;
d) Yêu cầu của người lao động;
đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Theo đó trước thời điểm đình công ít nhất 05 ngày tổ chức đại diện người lao động phải có văn bản gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo về quyết định đình công.
Ngoài ra để thức hiện được việc đình công phải có hơn một nữa số người đồng ý và quyết định đình công phải có đầy đủ các nội dung về kết quả lấy ý kiến, thời gian địa điểm,phạm vi đình công, yêu cầu của người lao động và phương thức liên hệ của người đại diện cho tổ chức.
Người lao động có thể tự ý đình công mà không cần có sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động được không? (Hình từ Internet)
Tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố việc đình công là hợp pháp không?
Căn cứ theo Điều 203 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về việc quyền của các bên trước và trong quá trình đình công như sau:
Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
1. Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
b) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
Theo đó, trong trường hợp có phát sinh tranh chấp lao động thì các bên có quyền thỏa thuận hoặc đề nghị hòa giải viên hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp.
Trong đó, tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp nếu như việc đình công diễn ra đúng quy định.
Người lao động có thể tự ý đình công mà không cần có sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động được không?
Căn cứ theo Điều 204 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:
Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Theo đó việc đình công kông do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công là cuộc đình công bất hợp pháp.
Vậy nên việc người lao động không thể tự ý đình công mà không có sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?