Người lao động có được chấm dứt hợp đồng thử việc cũng như bồi thường chi phí đào tạo theo quy định pháp luật không?
Quyền chấm dứt thỏa thuận thử việc được quy định như thế nào?
Về quyền chấm dứt thỏa thuận thử việc, theo thông tin bạn cung cấp thì trong thời gian hai bên ký hợp đồng đào tạo thì bạn có làm việc theo hợp đồng thử việc tại công ty. Vậy căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Vậy trong thời gian bạn đang làm việc tại công ty theo hợp đồng thử việc thì bạn có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, giữa bạn và công ty tồn tại song song thỏa thuận thử việc và cam kết đào tạo. Do vậy, ngoài quyền chấm dứt thỏa thuận thử việc theo quy định của pháp luật thì các bên phải thực hiện theo cam kết đào tạo đã giao kết.
Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây
Chấm dứt hợp đồng thử việc
Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
Tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Việc bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng đào tạo
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng đào tạo giữa người sử dụng lao động và người lao động.
"Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo."
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu như nghề đào tạo, địa điểm, thời gian, tiền lương trong thời gian đào tạo, thời gian cam kết phải làm việc sau khi đào tạo, chi phí đào tạo, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, trách nhiệm của người sử dụng lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động. Pháp luật lao động hiện nay chưa có quy định cụ thể về những trường hợp mà người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo nên việc bồi thường chi phí đào tạo sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề. Nếu trong hợp đồng đào tạo nghề các bên đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo thì bạn sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Tải về mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?