Người lao động có bắt buộc phải tới công ty để họp xử lý kỷ luật lao động không? Có được thay đổi địa điểm họp xử lý kỷ luật?
Người lao động không đến công ty dự họp kỷ luật có vi phạm kỷ luật lao động hay không?
Kỷ luật lao động đối với người lao động trong trường hợp nào?
- Theo khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Có bắt buộc phải tới công ty để họp xử lý kỷ luật lao động không?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
- Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019 phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.
- Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, nếu người lao động không muốn đến công ty để tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động thì công ty có thể thỏa thuận với người lao động về việc thay đổi địa điểm họp. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì công ty quyết định thời gian họp.
Khi vi phạm kỷ luật lao động thì người lao động sẽ bị xử lý bằng những hình thức nào?
Bên cạnh đó, tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động sau đây:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Như vậy, nếu người lao động vi phạm thì sẽ bị kỷ luật lao động thông qua 04 hình thức sau đây: (1) Khiển trách; (2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; (3) Cách chức; (4) Sai thải. Tùy mỗi Công ty sẽ có cách thức xử phạt phù hợp với mức độ vi phạm của người lao động như thế nào.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động: Đó là nội dung phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Cũng theo khoản 4 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?