Người lao động chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp thì cần phải làm gì?
- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi talc thì cần phải làm gì?
- Phải tiếp xúc với nồng độ bụi talc trong môi trường lao động như thế nào thì được xác định là Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp cấp tính?
Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo Mục 1, 2, 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi talc trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi talc trong không khí môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Gốm sứ;
- Giấy;
- Chất dẻo (plastic);
- Sơn;
- Cao su;
- Mỹ phẩm;
- Dược phẩm;
- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi talc.
Theo đó, bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi talc trong quá trình lao động.
Yếu tố gây ra bệnh này là bụi talc trong không khí môi trường lao động.
Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp thường gặp trong những môi trường công việc và nguồn tiếp xúc như:
- Gốm sứ;
- Giấy;
- Chất dẻo (plastic);
- Sơn;
- Cao su;
- Mỹ phẩm;
- Dược phẩm;
- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi talc.
Và căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán, giám định được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi talc thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 3a Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự của Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi talc thì cần phải:
- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó cụ thể là Bụi talc trong không khí môi trường lao động.
- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Nếu người lao động không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
Phải tiếp xúc với nồng độ bụi talc trong môi trường lao động như thế nào thì được xác định là Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp cấp tính?
Căn cứ theo Mục 4, 5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Bệnh bụi phổi talc cấp tính
Nồng độ bụi talc trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép và nồng độ dioxyt silic (SiO2) hoặc amiăng trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
4.2. Bệnh bụi phổi talc mạn tính
Nồng độ bụi talc trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép và nồng độ dioxyt silic (SiO2) hoặc amiăng trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
10 năm.
Như vậy, người lao động phải tiếp xúc với Nồng độ bụi talc trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép và nồng độ dioxyt silic (SiO2) hoặc amiăng trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trong thời gian tối thiểu là 10 năm thì được xác định là bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp cấp tính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ô tô quay đầu xe không bật xi nhan bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Hướng dẫn thay đổi người phụ thuộc từ vợ sang chồng 2025 đơn giản, chi tiết? Mức giảm trừ người phụ thuộc 2025?
- Mâm xe ô tô là gì? Thay đổi mâm xe ô tô không đúng với thiết kế có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Ngày 1 tháng 3 thứ mấy? Ngày 1 tháng 3 là ngày mấy âm lịch? Ngày 1 tháng 3 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày 1 tháng 3 không?
- Mẫu đơn ứng cử thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền bầu thành viên Hội đồng quản trị?