Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà không có hợp đồng lữ hành sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch như sau:
Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch
a) Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE DU LỊCH” là 06 x 20 cm;
c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.
...
Theo điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
...
c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
...
Theo đó, xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải đảm bảo những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Kinh doanh vận tải khách du lịch (Hình từ Internet)
Khi vận tải khách du lịch thì người lái xe có bắt buộc phải mang theo hợp đồng lữ hành không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô như sau:
Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
...
4. Khi vận chuyển khách du lịch, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 7 của Nghị định này.
...
Theo điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
...
4. Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
b) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
...
Theo quy định trên, khi vận tải khách du lịch thì người lái xe bắt buộc phải mang theo hợp đồng lữ hành.
Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà không có hợp đồng lữ hành sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm m khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
m) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà trên xe không có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành), danh sách hành khách kèm theo, thiết bị để truy cập nội dung hợp đồng điện tử và danh sách hành khách theo quy định hoặc có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành), danh sách hành khách, thiết bị để truy cập nhưng không bảo đảm yêu cầu theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc);
...
Theo điểm a khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
...
Như vậy, người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà không có hợp đồng lữ hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con thương binh, liệt sỹ được cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển đại học? Cách xác định mức điểm ưu tiên là gì?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng là bao nhiêu?
- Điều chỉnh sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước năm 1993 được quy định như thế nào?
- Trong mọi trường hợp cơ quan cấp sổ đỏ sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp không đúng thẩm quyền đúng không?
- Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải đảm bảo điều gì?