Người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người cho phương tiện rời bến khi nào?
- Phương tiện có sức chở trên 12 người khi vận tải hành khách ngang sông cần đáp ứng điều kiện hoạt động như thế nào?
- Người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người cho phương tiện rời bến khi nào?
- Khi vận tải hành khách ngang sông, phương tiện có sức chở trên 12 người phải trang bị áo phao như thế nào?
Phương tiện có sức chở trên 12 người khi vận tải hành khách ngang sông cần đáp ứng điều kiện hoạt động như thế nào?
Theo điểm c khoản 1 Điều 78 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định thì vận tải hành khách ngang sông là một hình thức của vận tải hành khách đường thuỷ nội địa, là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định về vận tải hành khách ngang sông như sau:
Vận tải hành khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
...
Tại khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định:
Điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
...
Như vậy, đối với phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
- Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
Vận tải hành khách ngang sông (Hình từ Internet)
Người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người cho phương tiện rời bến khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định về vận tải hành khách ngang sông như sau:
Vận tải hành khách ngang sông
...
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 của Luật này, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;
b) Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;
c) Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn;
d) Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định.
3. Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.
Tại khoản 3 Điều 78 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định:
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
...
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
c) Không chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Như vậy, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 nêu trên, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người phải thực hiện các quy định sau:
- Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;
- Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;
- Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định.
Trong đó, chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn.
Khi vận tải hành khách ngang sông, phương tiện có sức chở trên 12 người phải trang bị áo phao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Trang bị và bố trí áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, bảo đảm đáp ứng đủ số lượng cho tất cả mọi người được chở trên phương tiện (bao gồm hành khách, thuyền viên và người lái phương tiện).
2. Áo phao và dụng cụ nổi cá nhân sử dụng trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định và được bảo quản khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật khi sử dụng.
3. Áo phao, dụng cụ nổi cá nhân phải được để ở chỗ thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy và không làm che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện thủy nội địa.
Theo đó, phương tiện có sức chở trên 12 ngườ khi vận tải hành khách ngang sông phải trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, bảo đảm đáp ứng đủ số lượng cho tất cả mọi người được chở trên phương tiện (bao gồm hành khách, thuyền viên và người lái phương tiện).
Áo phao và dụng cụ nổi cá nhân sử dụng trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định và được bảo quản khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật khi sử dụng.
Áo phao, dụng cụ nổi cá nhân phải được để ở chỗ thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy và không làm che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế 7 bảng lương hiện hành theo Nghị quyết 27 khi nào có?
- Từ ngày 2 9 2024 Khách hàng được vay vốn nước sạch tối đa 25 triệu đồng? Lãi suất vay vốn nước sạch 2024 bao nhiêu?
- Mẫu lời chúc Ngày Truyền thống ngành Thuế 10 9 ý nghĩa? Lời chúc Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây rừng do bão số 3 ra sao?
- Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại thuỷ sản do bão số 3 là bao nhiêu?