Người khuyết tật điều khiển xe có cần giấy phép lái xe hay không? Xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật phải đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật gì về bánh xe, chổ ngồi và hệ thống điều khiển?
-
- Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ thì có được đi trên vỉa hè không?
- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật có cần giấy phép lái xe hay không?
- Xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật phải đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật gì về bánh xe, chỗ ngồi và hệ thống điều khiển?
Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ thì có được đi trên vỉa hè không?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 định nghĩa người khuyết tật như sau:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Theo Điều 33 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông như sau:
Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
Như vậy, người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị và mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật có cần giấy phép lái xe hay không?
Theo khoản 3 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
Giấy phép lái xe
...
3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
...
Như vậy, người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật phải có giấy phép lái xe, cụ thể là giấy phép lái xe hạng A1.
Xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật phải đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật gì về bánh xe, chỗ ngồi và hệ thống điều khiển?
Theo Điều 3 Quyết định 03/2008/QĐ-BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật khi kiểm tra xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật như sau:
- Yêu cầu chung
+ Xe có thể lắp động cơ nhiệt hoặc động cơ điện. Nếu là động cơ nhiệt thì dung tích động cơ không lớn hơn 125 cm3.
+ Các bánh xe phải đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.
+ Kích thước lớn nhất của xe không vượt quá giới hạn sau: Chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,2 m, chiều cao 1,4 m (xem phụ lục A Quyết định 03/2008/QĐ-BGTVT).
+ Tỷ lệ khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng so với khối lượng xe ở trạng thái không tải và đầy tải không được nhỏ hơn 18%.
+ Khả năng leo dốc lớn nhất của xe không nhỏ hơn 70 (tương đương 12%).
+ Góc ổn định ngang tĩnh của xe ở trạng thái không tải không nhỏ hơn 250.
+ Hệ thống lắp trên xe như: động cơ, ly hợp, hộp số, truyền động, thùng nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống ống dẫn nhiên liệu.
+ Các bộ phận có thể tiếp xúc với cơ thể người lái và người xung quanh không được nhọn, sắc cạnh. Phần nhô của xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 6999:2002.
+ Các mối ghép ren sau khi lắp ráp phải căng chặt. Lực xiết các mối ghép ren của các chi tiết quan trọng phải theo quy định trong tài liệu kỹ thuật cho từng kiểu loại xe cụ thể của nhà sản xuất.
+ Xe phải có ký hiệu xe dùng cho người tàn tật ở vị trí thích hợp để nhận biết dễ dàng (xem phụ lục B Quyết định 03/2008/QĐ-BGTVT).
- Hệ thống điều khiển
+ Cơ cấu điều khiển hoạt động của xe phải phù hợp với hệ vận động của người tàn tật điều khiển xe đó; các cơ cấu điều khiển khác phải đáp ứng yêu cầu như các loại xe mô tô, xe gắn máy thông thường được quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 5929: 2005 hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng .
+ Các cơ cấu điều khiển hoạt động của xe phải được lắp đặt chắc chắn, điều khiển nhẹ nhàng.
- Bánh xe và lốp
+ Vành bánh xe phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 7234:2003 hoặc Tiêu chuẩn TCVN 6443:1998 hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Lốp xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 5721-2:2002 hoặc Tiêu chuẩn TCVN 6771:2001 hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
_ Chỗ ngồi, giá để hành lý
+ Có thể bố trí thêm chỗ ngồi cho một người cùng đi.
+ Đệm ngồi phải được lắp đặt chắc chắn.
+ Giá để hành lý phải được thiết kế và lắp đặt chắc chắn.
+ Xe có thể bố trí cơ cấu giữ nạng, xe lăn. Cơ cấu này phải cố định được nạng, xe lăn một cách chắc chắn.
+ Khối lượng hành lý cho phép chở theo thiết kế không quá 10kg (không bao gồm khối lượng nạng, xe lăn).
+ Xe không có thùng, khoang chở hành khách, hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?