Người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh cho chuyến bay nội địa được không?
Người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh cho chuyến bay nội địa được không?
Theo khoản 2 Điều 330 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về lựa chọn sân bay dự bị như sau:
Lựa chọn sân bay dự bị
1. Người khai thác tàu bay, căn cứ danh mục sân bay dự bị đã được Cục Hàng không Việt Nam công bố, điều kiện khai thác thực tế của hạ tầng cơ sở, hệ thống kỹ thuật, thiết bị, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các dịch vụ liên quan khác tại các sân bay đó, khả năng khai thác thực tế của tàu bay và tổ lái, chủ động lựa chọn sân bay dự bị cất cánh, dự bị trên đường bay và dự bị hạ cánh khi lập kế hoạch bay cho các chuyến bay nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các chuyến bay; thiết lập tiêu chuẩn khai thác tối thiểu về thời tiết cho cất cánh và hạ cánh không thấp hơn tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam, nhà chức trách hàng không có sân bay dự bị liên quan thiết lập.
2. Đối với chuyến bay nội địa, người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nội địa làm sân bay dự bị chính; trong trường hợp không thể chọn được sân bay nội địa làm dự bị, có thể sử dụng sân bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Căn cứ trên quy định đối với chuyến bay nội địa, người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nội địa làm sân bay dự bị chính.
Chỉ trong trường hợp không thể chọn được sân bay nội địa làm dự bị thì người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Khi xảy sự cố tàu bay nghiêm trọng thì người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 331 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Phối hợp xử lý các trường hợp bất thường trong khai thác bay
1. Các cấp độ bất thường trong khai thác bay bao gồm:
a) Thay đổi lịch bay ngày do ảnh hưởng của các điều kiện khai thác, thương mại, dịch vụ phát sinh trong ngày;
b) Thay đổi lớn về lịch bay do ảnh hưởng nghiêm trọng của các tình huống bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, đình công, chiến tranh;
c) Sự cố tàu bay nghiêm trọng;
d) Tai nạn tàu bay.
2. Đối với trường hợp bất thường trong khai thác bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới lịch bay và hành khách. Riêng đối với tai nạn, sự cố tàu bay nghiêm trọng, người khai thác tàu bay phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD và các đơn vị liên quan khác để xử lý.
3. Trường hợp có sai sót liên quan đến nội dung phép bay hoặc việc nhận phép bay; việc lập, phát kế hoạch khai thác bay, kế hoạch bay không lưu, người khai thác tàu bay phải phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, phòng thủ tục bay, cơ sở điều hành bay liên quan để xử lý, xác nhận lại nội dung phép bay, phát lại điện văn kế hoạch bay không lưu và chỉ khai thác khi có sự xác nhận của cơ quan, đơn vị có liên quan về việc này.
Căn cứ trên quy định đối với sự cố tàu bay nghiêm trọng, người khai thác tàu bay phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng và các đơn vị liên quan khác để xử lý.
Người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh cho chuyến bay nội địa được không? (Hình từ Internet)
Người khai thác tàu bay cần có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 24 Luật Hàng không dân dụng 2006 quy định về trách nhiệm của người khai thác tàu bay như sau:
Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
1. Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
2. Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
4. Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
5. Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
6. Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
7. Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
Theo đó, người khai thác tàu bay cần có trách nhiệm như sau:
- Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
- Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
- Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
- Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
- Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
- Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
- Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày?
- Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác phần mềm quản lý cán bộ Bộ Giao thông vận tải được quy định ra sao?
- Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 được bắn pháo hoa không?
- Tài sản gắn liền với đất bao gồm loại tài sản nào? 02 loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ theo quy định mới?
- Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng 2025 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?