Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 14 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Xây dựng đường sắt;
- Bảo trì đường sắt;
- Xây dựng cầu;
- Bảo trì cầu, cống đường sắt;
- Bảo trì hầm đường sắt;
- Trắc địa công trình.
Như vậy, người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Xây dựng đường sắt;
- Bảo trì đường sắt;
- Xây dựng cầu;
- Bảo trì cầu, cống đường sắt;
- Bảo trì hầm đường sắt;
- Trắc địa công trình.
Ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 14 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc và vẽ thành thạo các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc thi công xây dựng và bảo dưỡng sửa chữa đường sắt, cầu, cống, hầm;
- Tổ chức thực hiện thành thạo những công việc thi công nền đường sắt;
- Lắp đặt thành thạo hệ thống đường sắt trên đường thẳng và đường cong, đường ngang bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Đặt và thay được ghi bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Thi công được móng, mố, trụ cầu và lắp được gối cấu đúng theo thiết kế;
- Thi công lao lắp được kết cấu nhịp cầu dầm, cầu giàn thép, cầu bê tông lắp ghép đường sắt;
- Xây dựng mới được cầu dầm hộp bê tông theo công nghệ đúc hẫng ở quy mô trung bình;
- Bảo dưỡng thành thạo đường sắt, đường ngang, cầu, cống, hầm trên đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn nghiệm thu kỹ thuật;
- Vận hành được máy thi công đường sắt loại cầm tay đúng quy định;
- Tính toán và bố trí được chi tiết công trình giao thông đường sắt trên mặt bằng, mặt đứng;
- Kiểm tra được độ chính xác thi công công trình giao thông đường sắt;
- Đo vẽ được hoàn công công trình giao thông đường sắt;
- Quản lý, tổ chức và điều hành được tổ, đội sản xuất thi công lắp đặt đường sắt; xây dựng cầu, cống đường sắt;
- Quản lý, tổ chức và điều hành được cung, tổ, đội bảo trì đường sắt, bảo trì cầu, cống, hầm đường sắt;
- Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể; có ý thức tự chủ trong công tác quản lý; chịu được áp lực cao, cường độ lao động vất vả; có trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu;
- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi và ứng dụng được công nghệ mới vào công việc của nghề;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Như vậy, người học ngành xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?