Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất giống giáp xác;
- Sản xuất giống cá biển;
- Sản xuất giống động vật thân mềm;
- Sản xuất thức ăn thủy sản;
- Phòng và trị bệnh động vật thủy sản;
- Trồng rong biển;
- Nuôi tôm biển;
- Nuôi cá biển;
- Nuôi động vật thân mềm;
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thủy sản.
Như vậy, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Sản xuất giống giáp xác;
- Sản xuất giống cá biển;
- Sản xuất giống động vật thân mềm;
- Sản xuất thức ăn thủy sản;
- Phòng và trị bệnh động vật thủy sản;
- Trồng rong biển;
- Nuôi tôm biển;
- Nuôi cá biển;
- Nuôi động vật thân mềm;
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thủy sản.
Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Chẩn đoán được các bệnh thường gặp (do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút và môi trường) trên các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ và áp dụng được cách phòng, trị các bệnh thường gặp đó;
- Đọc, mô tả và tham gia thiết kế được các bản vẽ kỹ thuật cơ bản về trại sản xuất giống, vùng nuôi các đối tượng thủy sản và các công trình phụ trợ;
- Khảo sát và lựa chọn được khu vực thích hợp để xây dựng trại giống và vùng nuôi các nhóm đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Phân biệt và sử dụng được các loại hóa chất, sản phẩm hàng hóa, thiết bị và dụng cụ trong sản xuất, nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Thực hiện thành thạo các bước cho sinh sản, thu, ấp trứng, cá bột và ấu trùng các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ trong trại giống;
- Lập được kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho trại sản xuất giống và vùng nuôi, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thủy sản; tư vấn kỹ thuật sản xuất, ương dưỡng, nuôi và chăm sóc tốt khách hàng;
- Phân biệt được các loại và cách sử dụng các sản phẩm hàng hóa, thiết bị và dụng cụ trong sản xuất và nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Vận hành, bảo trì, sửa chữa và vệ sinh các loại máy móc, thiết bị và dụng cụ sử dụng trong trại giống và vùng nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Thực hiện thành thạo quy trình cải tạo, chuẩn bị hệ thống sản xuất giống, ương dưỡng, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Lựa chọn, lắp đặt và vận hành được một số hệ thống ương, nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật của mô hình;
- Theo dõi và quản lý tốt biến động của các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong quá trình nuôi vỗ bố, mẹ, ương con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Tìm hiểu và kiểm soát tốt quy trình sản xuất và duy trì chất lượng thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản nước mặn, nước lợ trong nhà máy chế biến thức ăn thủy sản;
- Thực hiện thành thạo việc cho ăn và quản lý tốt thức ăn trong quá trình nuôi vỗ bố, mẹ, ương con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Vận hành thành thạo hệ thống gây nuôi và thu hoạch các loại thức ăn tự nhiên sử dụng trong trại sản xuất giống;
- Theo dõi và đánh giá được biểu hiện hoạt động bất thường của đối tượng thủy sản trong quá trình nuôi vỗ, ương dưỡng con giống và nuôi thương phẩm;
- Chẩn đoán và điều trị có hiệu quả một số bệnh thường gặp (do nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút và môi trường) trên các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Vận hành, bảo trì và sửa chữa được một số máy móc, thiết bị đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và an toàn;
- Tuân thủ và thực hiện thành thạo các thao tác thu hoạch và vận chuyển con giống đến vùng nuôi, vận chuyển các đối tượng thủy sản thương phẩm đến nơi chế biến, tiêu thụ đảm bảo các yêu cầu về tỷ lệ sống và sức khoẻ vật nuôi;
- Tổ chức và giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo hộ và an toàn trên biển và trong hệ thống ương nuôi các đối tượng thủy sản;
- Nghiên cứu, áp dụng được các hệ thống ương, nuôi mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp mới vào các hệ thống sản xuất, ương nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Thực hiện thành thạo một số thao tác sơ cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động và phối hợp chuyển người bị tai nạn đến cơ quan y tế gần nhất;
- Thực hiện thành thạo công tác vệ sinh các loại máy móc, dụng cụ và thiết bị trước khi hết ngày làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;
- Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả, tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp và làm việc với khách hàng;
- Đam mê công việc, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong quá trình làm việc;
- Tinh thần trách nhiệm cao với kết quả công việc, thái độ hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp;
- Năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý các tình huống, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ cấp dưới và phân công, giám sát nhóm làm việc hiệu quả;
- Sẵn sàng chấp nhận cái mới, đề xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, quy trình công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc được giao;
- Đánh giá được kết quả thực hiện công việc, tổng kết, rút kinh nghiệm và cải tiến sau mỗi công việc, mỗi đợt ương, nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động và giữ vệ sinh chung nơi làm việc.
Theo đó, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?