Người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sửa chữa thiết bị cơ điện trong lò khai thác;
- Vận hành thiết bị trong lò khai thác;
- Sửa chữa thiết bị cơ điện trong dây chuyền bốc xúc, vận tải trong lò;
- Vận hành thiết bị cơ điện trong dây chuyền bốc xúc, vận tải trong lò;
- Sửa chữa thiết bị cơ điện trong đào lò;
- Vận hành thiết bị cơ điện trong đào lò;
- Sửa chữa hệ thống trạm mạng;
- Vận hành hệ thống trạm mạng;
- Sửa chữa hệ thống quang lật;
- Vận hành hệ thống quang lật;
- Bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị trong lò;
- Sửa chữa trạm bơm nước trong lò;
- Vận hành trạm bơm nước trong lò;
- Sửa chữa trạm nén khí;
- Vận hành trạm nén khí;
- Sửa chữa trạm quạt gió mỏ;
- Vận hành trạm quạt gió mỏ;
- Sửa chữa trạm tổ hợp ắc quy tầu điện;
- Vận hành trạm tổ hợp ắc quy tầu điện;
- Sửa chữa trạm tổ hợp cấp dung dịch;
- Vận hành trạm tổ hợp cấp dung dịch.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như sau:
- Sửa chữa thiết bị cơ điện trong lò khai thác;
- Vận hành thiết bị trong lò khai thác;
- Sửa chữa thiết bị cơ điện trong dây chuyền bốc xúc, vận tải trong lò;
- Vận hành thiết bị cơ điện trong dây chuyền bốc xúc, vận tải trong lò;
- Sửa chữa thiết bị cơ điện trong đào lò;
- Vận hành thiết bị cơ điện trong đào lò;
- Sửa chữa hệ thống trạm mạng;
- Vận hành hệ thống trạm mạng;
- Sửa chữa hệ thống quang lật;
- Vận hành hệ thống quang lật;
- Bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị trong lò;
- Sửa chữa trạm bơm nước trong lò;
- Vận hành trạm bơm nước trong lò;
- Sửa chữa trạm nén khí;
- Vận hành trạm nén khí;
- Sửa chữa trạm quạt gió mỏ;
- Vận hành trạm quạt gió mỏ;
- Sửa chữa trạm tổ hợp ắc quy tầu điện;
- Vận hành trạm tổ hợp ắc quy tầu điện;
- Sửa chữa trạm tổ hợp cấp dung dịch;
- Vận hành trạm tổ hợp cấp dung dịch.
Ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;
- Lập được phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành cáp điện;
- Lập được kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;
- Chuẩn bị được các công việc cho đầu ca sản xuất;
- Tuân thủ quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và bơm thoát nước mỏ hầm lò;
- Lắp đặt đấu nối, sửa chữa được hệ thống cáp dẫn điện trong mỏ hầm lò;
- Bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa, vận hành được các thiết bị đóng cắt điện hạ áp bằng tay, các thiết bị điện trong hệ thống điện chiếu sáng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành, thay thế được cầu chì, rơ le điều khiển, rơ le bảo vệ trong lưới điện hạ áp;
- Lắp đặt, sử dụng được các dụng cụ đo lường điện hạ áp;
- Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa được áp tô mát, khởi động từ thường;
- Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa được thiết bị đóng cắt phòng nổ lưới điện hạ áp;
- Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành được thiết bị điện trong hệ thống trạm mạng đến 6KV;
- Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa được thiết bị bơm mỏ, nén khí, thiết bị khoan, thông gió mỏ hầm lò;
- Lắp đặt vận hành, sửa chữa được thiết bị thông tin liên lạc mỏ;
- Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa được thiết bị vận tải bốc xúc, thiết bị khai thác, đào lò;
- Quấn và phục hồi được các máy điện có công suất nhỏ và trung bình;
- Tổ chức thực hiện được các công việc trong dây chuyền sản xuất với các trang bị, các thiết bị cơ điện mỏ theo đúng quy định;
- Phát hiện và khắc phục được các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị cơ điện mỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất;
- Chọn được tiết diện cáp theo công suất của phụ tải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Tính toán và làm được tiếp đất cục bộ, tiếp đất chung cho các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Đo được điện trở tiếp đất của mạng tiếp đất mỏ hầm lò;
- Đào tạo, bồi dưỡng được kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế;
- Tổ chức thực hiện được công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;
- Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và tiến độ, chất lượng công việc;
- Tuân thủ tuyệt đối và có trách nhiệm giám sát đồng nghiệp chấp hành các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Chịu trách nhiệm với kết quả sản phẩm của bản thân và của tổ, nhóm được phân công, phụ trách.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm những thông tin nào? Cấp mã dựa trên thông tin của ai?
- Hoạt động ngoại thương gồm những hoạt động nào? Những ai được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương?
- Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên được bổ nhiệm của Cục Nông binh?
- Lời chúc cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc? Chúc cuối tuần vui vẻ tiếng Anh? Người lao động đương nhiên được nghỉ cuối tuần đúng không?
- Trục xuất là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định?