Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thủy thủ phương tiện thủy nội địa;
- Thuyền phó nhất phương tiện thủy nội địa thuộc nhóm I;
- Khai thác phương tiện thủy nội địa;
- Điều độ cảng, bến thủy nội địa;
- Cảng vụ viên cảng vụ đường thủy nội địa.
Như vậy, người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Thủy thủ phương tiện thủy nội địa;
- Thuyền phó nhất phương tiện thủy nội địa thuộc nhóm I;
- Khai thác phương tiện thủy nội địa;
- Điều độ cảng, bến thủy nội địa;
- Cảng vụ viên cảng vụ đường thủy nội địa.
Ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Tổ chức xử lý được các vấn đề vấn đề phát sinh; có khả năng thích ứng và làm việc được khi có sự thay đổi công việc trong môi trường làm việc thay đổi;
- Làm được và tổ chức được công việc làm dây đảm bảo an toàn;
- Làm được và tổ chức được những công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ phương tiện thủy nội địa và các trang thiết bị hàng hải;
- Điều động được phương tiện thủy nội địa thuộc nhóm I và nhóm II trong mọi tình huống ở vùng thủy nội địa và vùng ven biển dưới 12 hải lý;
- Làm được và tổ chức được công việc đấu ghép; tách đoàn lai kéo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn;
- Vận hành khai thác được các thiết bị lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa;
- Làm được công việc hạch toán vận tải và đàm phán, ký kết hợp hợp đồng vận chuyển với khách hàng;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện thủy nội địa;
- Tổ chức được công việc giao nhận, bảo quản hàng hóa trong vận tải đường thủy nội địa;
- Tổ chức được công việc đón, trả và phục vụ hành khách trong vận tải đường thủy nội địa;
- Lãnh đạo được thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa thực hiện nhiệm vụ; quản lý phương tiện đảm bảo an ninh, an toàn;
- Tổ chức được công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu đắm và xử lý tình huống khi phương tiện gặp sự cố khẩn cấp có nguy cơ mất an toàn; sự cố tai nạn đường thủy;
- Xây dựng được chương trình và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa;
- Tổ chức thực hiện được các quy định về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa; đảm bảo an toàn môi trường đường thủy;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề; có ý thức kỹ luật;
- Có tác phong và phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc; giám sát, phân tích, đánh giá và chủ động tổ chức giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, trong nhóm làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc;
- Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng hải.
- Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về an ninh, an toàn con người và phương tiện; quy định pháp luật về an toàn môi trường đường thủy nội địa.
Theo đó, người học ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?