Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Chị ơi cho em hỏi: Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào? Học xong ngành này phải đạt những kiến thức như thế nào? Đây là câu hỏi của bạn Mỹ Dung đến từ Tuyên Quang.

Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họcphải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Vận hành dây chuyền xử lý nguyên liệu;
- Vận hành thiết bị nấu bột, rửa bột, sàng, làm sạch bột, tẩy trắng bột giấy;
- Vận hành dây chuyền sản xuất bột hóa nhiệt cơ;
- Vận hành hệ thống thu hồi hóa chất sau nấu;
- Vận hành bộ phận chuẩn bị bột và các chất phụ gia;
- Vận hành bộ phận lưới, bộ phận ép ướt, hệ thống chân không, hệ thống truyền động bộ phận sấy, hệ thống hơi và nước ngưng, hệ thống thông gió và thu hồi nhiệt, gia keo bề mặt, ép quang, cắt cuộn giấy;
- Vận hành các thiết bị trong bộ phận hoàn thành;
- Vận hành công đoạn tráng phủ giấy;
- Vận hành dây chuyền tái chế giấy loại;
- Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất bột giấy, giấy và các tông;
- Vận hành hệ thống xử lý chất thải;
- Kinh doanh về nguyên vật liệu, hóa chất ngành giấy;
- Tham gia tổ chức và quản lý sản xuất ngành giấy.

Như vậy, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:

- Vận hành dây chuyền xử lý nguyên liệu;

- Vận hành thiết bị nấu bột, rửa bột, sàng, làm sạch bột, tẩy trắng bột giấy;

- Vận hành dây chuyền sản xuất bột hóa nhiệt cơ;

- Vận hành hệ thống thu hồi hóa chất sau nấu;

- Vận hành bộ phận chuẩn bị bột và các chất phụ gia;

- Vận hành bộ phận lưới, bộ phận ép ướt, hệ thống chân không, hệ thống truyền động bộ phận sấy, hệ thống hơi và nước ngưng, hệ thống thông gió và thu hồi nhiệt, gia keo bề mặt, ép quang, cắt cuộn giấy;

- Vận hành các thiết bị trong bộ phận hoàn thành;

- Vận hành công đoạn tráng phủ giấy;

- Vận hành dây chuyền tái chế giấy loại;

- Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất bột giấy, giấy và các tông;

- Vận hành hệ thống xử lý chất thải;

- Kinh doanh về nguyên vật liệu, hóa chất ngành giấy;

- Tham gia tổ chức và quản lý sản xuất ngành giấy.

bột giấy

Ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải đạt được những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động như: Chính sách, chế độ, nội quy, quy trình làm việc an toàn đối với người và thiết bị;
- Trình bày được các nguyên nhân gây mất an toàn về điện, hóa chất, cháy nổ, an toàn về thiết bị cơ khí và các biện pháp phòng ngừa. Mô tả được phương pháp đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành các thiết bị của từng công đoạn trên dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy (thùng bóc vỏ, máy chặt nguyên liệu, thiết bị nấu bột giấy, thiết bị gia nhiệt, thiết bị rửa bột, các loại bơm, thiết bị sàng bột, thiết bị lọc cát, tháp tẩy, thiết bị trộn hơi, thiết bị trộn bột, thiết bị điều chế hóa chất phụ gia, bơm phụ gia, bể khuấy trộn, máy đánh tơi thủy lực, thiết bị nghiền bột, máy cô đặc bột, hòm phun bột, lô trục ngực, lô trục bụng, lô ép, lô sấy, lô ép quang, thiết bị tráng phủ, thiết bị cuộn và cuộn lại, thiết bị cắt tờ, thiết bị kẻ dòng);
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ và chất lượng sản phẩm như: Chất lượng nguyên liệu, các hóa chất, chất phụ gia, quá trình nấu, rửa, sàng, tẩy, nghiền, thoát nước trên lưới, thoát nước khi ép, sấy...;
- Trình bày được các phương pháp tính toán cơ bản cho quá trình sản xuất;
- Giải thích được nguyên nhân các sự cố thường xảy trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy và nêu được cách khắc phục các sự cố đó;
- Mô tả được phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, hóa chất cơ bản và chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Trình bày được những khái niệm cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và các phương pháp xử lý chất thải;
- Trình bày được những nội dung cơ bản trong công tác quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường;
- Trình bày được quy trình bàn giao ca, ghi mẫu biểu, nhật ký công việc;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải đạt được những kiến thức như trên.

Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành nội quy cơ quan và quy định của pháp luật;
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả, phối hợp tốt với các đồng nghiệp và bộ phận khác trong quá trình làm việc. Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới thực hiện công việc xác định;
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thu gom chất thải, chất thải nguy hại.

Như vậy, người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.

Ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Pháp luật
Người học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Pháp luật
Học ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
877 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào