Người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế khuôn mẫu;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy tiện vạn năng;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy phay vạn năng;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy mài vạn năng;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy tiện CNC;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy phay CNC;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy bắn điện EDM;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy cắt dây;
- Đánh bóng khuôn;
- Lắp ráp và kiểm tra khuôn;
- Hiệu chỉnh và sửa chữa khuôn.
Như vậy, người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Thiết kế khuôn mẫu;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy tiện vạn năng;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy phay vạn năng;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy mài vạn năng;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy tiện CNC;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy phay CNC;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy bắn điện EDM;
- Gia công các chi tiết khuôn trên máy cắt dây;
- Đánh bóng khuôn;
- Lắp ráp và kiểm tra khuôn;
- Hiệu chỉnh và sửa chữa khuôn.
Ngành chế tạo khuôn mẫu (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Về kỹ năng
- Đọc và vẽ được bản vẽ chi tiết, sản phẩm, bản vẽ lắp ráp khuôn theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba (E và A);
- Sử dụng được một số phần mềm vẽ và thiết kế 2D, 3D để thiết kế sản phẩm hoặc khuôn;
- Sử dụng và bảo quản được các loại dụng cụ và thiết bị đo (máy đo tọa độ, máy quét) thông dụng của nghề;
- Đọc và lập được quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp hoặc sửa khuôn; đánh giá được phương án công nghệ;
- Lập được chương trình gia công khuôn đơn giản bằng các mã lệnh cơ bản, hoặc một số phần mềm lập trình tự động (CAM) trên các máy công cụ điều khiển số;
- Vận hành được một số máy cắt gọt kim loại cơ bản (phay, tiện, khoan, mài vạn năng) và các máy công cụ điều khiển số (máy tiện CNC, phay CNC, trung tâm gia công, máy cắt dây, máy cắt tia lửa điện...), máy ráp khuôn, máy cầm tay đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn khi gia công sản phẩm;
- Gia công được các chi tiết khuôn đúng yêu cầu kỹ thuật (đạt cấp chính xác từ cấp 5 đến cấp 8, độ nhám từ Rz20 mm đến Ra 0,16 mm) và thời gian quy định;
- Lắp ráp và sửa chữa được các loại khuôn đúng kỹ thuật theo kỹ thuật nguội chế tạo,
- Vận hành và thử được khuôn trên thiết bị dập, đúc, ép;
- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật và phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của khuôn;
- Phát hiện, sửa chữa được những sai hỏng của khuôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng thì người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định; chủ động xác định mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;
- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc: thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Theo đó, người học ngành chế tạo khuôn mẫu trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?