Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học phải có những kỹ năng nào?
- Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị cơ khí;
- Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thiết bị cơ khí;
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thiết bị cơ khí;
- Bảo dưỡng hệ thống cơ khí máy CNC;
- Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, khí nén;
- Phục hồi các tiết máy hư hỏng;
- Lắp đặt thiết bị cơ khi;
- Quản trị bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí.
Như vậy, người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị cơ khí;
- Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thiết bị cơ khí;
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thiết bị cơ khí;
- Bảo dưỡng hệ thống cơ khí máy CNC;
- Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, khí nén;
- Phục hồi các tiết máy hư hỏng;
- Lắp đặt thiết bị cơ khi;
- Quản trị bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí.
Ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được các bản vẽ lắp và các tài liệu liên quan đến công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa;
- Tính toán, xây dựng được phương án công nghệ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa… sự cố đơn giản và phức tạp đảm bảo cho thiết bị cơ khí làm việc ổn định;
- Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ khí trong các cơ sở kinh doanh bảo hành thiết bị cơ khí và cơ sở sản xuất cơ khí ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
- Tổ chức và giám sát được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ khí để duy trì hệ thống thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ khí sau khi lắp đặt, vận hành và sau bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ;
- Giám sát, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực, khí nén,... trong quá trình vận hành;
- Giám sát, đánh giá được tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ khí;
- Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, lập được các phương án thay thế chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;
- Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ khí sau khi bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định;
- Lập được kế hoạch bảo trì và đánh giá được phẩm cấp của thiết bị cơ khí sau bảo trì;
- Tổ chức thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng người học phải có những kỹ năng như trên.
Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?