Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại địa bàn tỉnh Gia Lai bao gồm những chức danh nào?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại địa bàn tỉnh Gia Lai bao gồm những chức danh nào?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thôi việc có nhận được hỗ trợ gì không?
- Mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai là bao nhiêu?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại địa bàn tỉnh Gia Lai bao gồm những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 136/2021/NQ-HĐND quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay gồm 15 chức danh như sau:
(1) Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(2) Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
(3) Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
(4) Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
(5) Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(6) Chủ tịch Hội Người cao tuổi.
(7) Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ.
(8) Văn phòng Đảng ủy.
(9) Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự.
(10) Kiểm tra - Tổ chức hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra - Tổ chức ở nơi có từ 300 đảng viên trở lên.
(11) Tuyên giáo - Dân vận.
(12) Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao hoặc Quản lý văn hóa, thông tin.
(13) Dân tộc - Tôn giáo.
(14) Thú y - Chăn nuôi.
(15) Bảo vệ.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại tỉnh Gia Lai (Hình từ Internet)
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thôi việc có nhận được hỗ trợ gì không?
Theo Điều 11 Nghị quyết 136/2021/NQ-HĐND quy định về việc hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư cụ thể như sau:
Hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp chức danh, bố trí số lượng người theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị quyết này mà không được tiếp tục sắp xếp, bố trí giữ các chức vụ, chức danh được hưởng chế độ, chính sách hằng tháng từ ngân sách nhà nước và có thời gian giữ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 12 tháng trở lên thì được hỗ trợ một lần như sau:
2. Mức phụ cấp để tính hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính theo mức phụ cấp hằng tháng của chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đang được hưởng trước khi thôi việc.
3. Trường hợp tại thời điểm thôi việc, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm chức danh khác ở cấp xã hoặc ở thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ, chính sách hằng tháng từ ngân sách nhà nước thì chỉ tính hỗ trợ theo 01 chức danh có mức phụ cấp hằng tháng cao nhất.
4. Thời gian công tác để tính chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này là toàn bộ thời gian giữ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trường hợp thời gian giữ các chức danh không liên tục thì được cộng dồn để tính hưởng chính sách hỗ trợ.
Như vậy, nếu người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp chức danh, bố trí số lượng người theo quy định mà không được tiếp tục sắp xếp, bố trí giữ các chức vụ, chức danh được hưởng chế độ, chính sách hằng tháng từ ngân sách nhà nước và có thời gian giữ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ nhận được hỗ trợ một lần như trên.
Mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ phụ thuộc vào thời gian công tác tương ứng của họ. Thời gian này sẽ là toàn bộ thời gian giữ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nếu thời gian giữ các chức danh không liên tục thì sẽ được cộng dồn để tính hưởng chính sách hỗ trợ.
Mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị quyết 136/2021/NQ-HĐND, mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại tỉnh Gia Lai được quy định cụ thể như sau:
(1) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) được hưởng mức phụ cấp hằng tháng như sau:
- Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,35 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
- Trưởng Ban Công tác Mặt trận được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,25 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
(2) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới được hưởng mức phụ cấp hằng tháng như sau:
- Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,7 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
- Trưởng Ban Công tác Mặt trận được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng 1,6 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?