Người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết có được hưởng chi phí hỗ trợ mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở không?
Người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết cần đáp ứng điều kiện nào?
Theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về điều kiện của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết như sau:
"Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác."
Theo quy định trên, ta thấy người muốn hiến bộ phận cơ thể sau khi chết phải là người đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định.
Người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết thực hiện thủ tục đăng ký hiến như thế nào?
Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được quy định tại Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, cụ thể được tiến hành như sau:
- Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
- Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
- Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
- Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
+ Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
+ Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
- Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
Như vậy, người muốn hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết khi có nhu cầu đăng ký hiến bộ phận cơ thể thì được cơ quan có thẩm quyền trực tiếp hướng dẫn việc đăng ký hiến theo quy định của pháp luật.
Người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết có được hưởng chi phí hỗ trợ mai táng?
Người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết được hưởng quyền lợi nào?
Người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết được hưởng chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài tại Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC như sau:
- Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
- Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Ngoài ra, người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết còn được hưởng quyền lợi được quy định tại Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 như sau:
"Điều 25. Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế."
Như vậy, về những quyền lợi mà người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết được hưởng, ta thấy có bao gồm quyền lợi được nhận hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?