Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào theo quy định pháp luật?

Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào? Người hành nghề có phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa không? Người hành nghề y được từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp nào?

Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Điều 47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như sau:

Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp:

- Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

- Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

- Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

- Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Nghĩa vụ đối với xã hội

- Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

- Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

- Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;

+ Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào theo quy định pháp luật?

Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Người hành nghề có phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa không?

Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa được quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.

Theo đó, người hành nghề y được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.

Người hành nghề y được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.

Lưu ý:

- Người hành nghề y được phép khám chữa bệnh phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

+ Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;

+ Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

+ Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

+ Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

+ Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

- Trường hợp, người hành nghề y là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì được phép khám chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Người hành nghề y được từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp nào?

Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

- Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chi phí làm thêm giờ của nhân viên y tế có được tính vào chi phí tiền lương trong giá khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám bệnh vào viện mới nhất? Ghi chép hồ sơ bệnh án cần lưu ý điều gì? Người bệnh được ghi chép hồ sơ bệnh án khi nào?
Pháp luật
WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
Pháp luật
Danh mục 62 bệnh hiếm bệnh hiểm nghèo được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu 2025 ra sao?
Pháp luật
Nội dung chi trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm những gì? Mức chi khám chữa bệnh như thế nào?
Pháp luật
Hội chẩn là gì? Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào? Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh?
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
498 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào