Người giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay sẽ giữ chức vụ nào sau khi có Chủ tịch nước mới?
Trao quyền Chủ tịch nước khi nào?
Căn cứ tại Điều 93 Hiến pháp 2013 đề cập đến quyền Chủ tịch nước như sau:
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Theo đó, Quyền Chủ tịch nước chỉ trao trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước và Quốc hội chưa bầu ra Chủ tịch nước mới.
Về tiêu chuẩn Phó Chủ tịch nước được quy định tại tiểu mục 2.10 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;
- Đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
+ Có kiến thức cần thiết về các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, tư pháp.
+ Có uy tín cao trong xã hội.
+ Có khả năng tập hợp, quy tụ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội theo đường lối của Đảng.
+ Có năng lực lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
+ Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Người giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay sẽ giữ chức vụ nào sau khi có tân Chủ tịch nước? (Hình từ Internet)
Người giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay sẽ giữ chức vụ nào sau khi có tân Chủ tịch nước?
Căn cứ tại Điều 93 Hiến pháp 2013 quy định về nội dung này như sau:
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Căn cứ theo quy định trên thì quyền Chủ tịch nước sẽ do Phó Chủ tịch nước giữ quyền khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài hoặc khi khuyết Chủ tịch nước.
Như vậy, khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới thì quyền Chủ tịch nước sẽ không còn.
Do đó, người giữ quyền Chủ tịch nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của Phó Chủ tịch nước.
Cụ thể, Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước bắt đầu từ ngày 18/01/2023, sau khi Quốc hội khóa XV thông qua nghị quyết việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc vào cùng ngày.
Đến sáng ngày 02/03/2023, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Võ Văn Thưởng giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi có tân Chủ tịch nước Việt Nam thì bà Võ Thị Ánh Xuân vẫn sẽ đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước không còn giữ quyền Chủ tịch nước thì có được tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội không?
Căn cứ vào Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do để Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
5. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
Theo quy định trên thì chỉ Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Do đó, Phó Chủ tịch không còn giữ quyền Chủ tịch nước thì không tham dụ phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?