Người giám hộ thay thế sẽ do những người trong gia đình chọn hay do tòa án quyết định? Những ai có thể làm người giám hộ đương nhiên cho người mất năng lực hành vi dân sự?
Người giám hộ có những quyền gì khi giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ như sau:
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Người giám hộ
Những ai có thể làm người giám hộ đương nhiên cho người mất năng lực hành vi dân sự?
Theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên cho người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Người giám hộ thay thế sẽ do những người trong gia đình chọn hay do tòa án quyết định?
Căn cứ Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc cử, chỉ định người giám hộ như sau:
- Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
- Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
- Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
- Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
- Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
- Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Ngoài ra tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thay đổi giám hộ như sau:
- Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.
Theo đó, từ các căn cứ pháp luật trên thi người giám hộ đương nhiên sẽ là anh, chị em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột, Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ không đủ điều kiện để giám hộ thì tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy nếu mẹ bạn là em ruột thì mẹ bạn thuộc trường hợp giám hộ đương nhiên và có thể trở thành người giám hộ cho em họ đã mất năng lực hành vi dân sự của bạn.
Khi chuyển giao giám hộ thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?